vĐồng tin tức tài chính 365

Dân gồng mình trước mặt bằng giá mới

2022-03-09 07:18

Giá xăng dầu, gas, nguyên vật liệu… liên tục tăng cao trong thời gian gần đây gây áp lực lớn cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN). Người dân buộc phải thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh thu nhập giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhà kinh doanh thì đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan: Không tăng giá hàng hóa sẽ lỗ, nếu tăng lại sợ mất khách hàng.

Bún, phở, rau… rủ nhau tăng giá

Bà Thanh Nga, chủ một tiệm bún chả cá miền Trung ở quận Tân Bình, TP.HCM, cho biết vừa quyết định tăng giá mỗi tô bún thêm 3.000 đồng, lên 38.000 đồng/tô.

“Tôi không muốn tăng vì sợ khách bỏ đi quán khác nhưng không tăng thì không trụ nổi vì nguyên liệu đầu vào như mắm, muối, đường… đều leo thang. Đặc biệt giá xăng dầu tăng kéo theo cước vận chuyển tăng mạnh, như trước đây một thùng chả cá từ Đà Nẵng gửi vô TP.HCM hết khoảng 350.000 đồng thì nay tăng vọt lên 500.000 đồng” - bà Nga phân trần.

Dân gồng mình trước mặt bằng giá mới - ảnh 1
Nhiều nhà cung cấp mới đây đã đề nghị siêu thị được tăng giá hàng hóa chủ yếu do giá xăng dầu tăng. Ảnh: TÚ UYÊN

 Theo Tổng cục Thống kê, bình quân hai tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3% và giá gas tăng 18,64%, đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 1,68%.

Tương tự, bà Kim Oanh, tiểu thương ở chợ Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, cho biết tiểu thương đang gặp rất nhiều áp lực trước việc hàng loạt mặt hàng tăng giá rất cao.

Chẳng hạn, mì gói giá vốn lấy vào đã lên đến 98.000 đồng/thùng nên bán đến người tiêu dùng 100.000 đồng/thùng mới lời được 2.000 đồng. “Giá hàng hóa tăng cao rất khó bán nên tôi không dám nhập về nhiều, khi nào có khách quen đặt mới lấy” - bà Oanh thở dài.

Không chỉ tiểu thương, người bán hàng quán thở dài vì giá cả rủ nhau tăng mà các doanh nghiệp cũng đau đầu. Trong bối cảnh trên, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh đang cố gắng xoay xở tìm mọi cách để tiết giảm các chi phí chưa thật sự cần thiết nhằm kiềm giá hàng hóa bán đến tay khách hàng.

Bà Bùi Phương Mai, Tổng giám đốc Công ty Vifon, đánh giá hiện không riêng xăng dầu liên tục tăng sốc mà các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất như bao bì, bột mì… cũng tăng cao tác động lớn đến giá thành sản phẩm.

“Thu nhập của người dân giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh, nếu chúng tôi tăng giá hàng hóa sẽ gây thêm khó khăn cho người dân. Vì vậy, chúng tôi đang cân nhắc làm thế nào để vừa tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh vừa giữ giá hàng hóa không tăng cao” - bà Mai chia sẻ.

Xoay xở đủ cách để tồn tại

Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, thừa nhận giá các loại nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao đến mức công ty dù cố gắng hết sức cũng không thể bù lại được. “Trong tình hình đó, chúng tôi buộc phải tăng giá bán với toàn bộ sản phẩm và áp dụng từ ngày 1-3 với tỉ lệ tăng khác nhau tùy theo sản phẩm” - ông Kajiwara Junichi nói.

Nhiều công ty khác cũng thừa nhận với xu hướng xăng dầu tiếp tục tăng, đến một lúc nào đó buộc họ phải cân nhắc điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm. “Chúng tôi buộc phải điều chỉnh giá vì không còn đường nào khác, nếu không sẽ không thể bù đắp được chi phí đầu vào tăng quá nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng tăng ở mức thấp nhất có thể để giữ chân khách hàng” - đại diện một công ty chế biến thủy hải sản nói.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, cho rằng giá xăng dầu tăng cao và liên tiếp thời gian gần đây gây áp lực rất lớn lên chi phí sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN. Hầu như tất cả nguyên liệu, kể cả nhập khẩu lẫn trong nước đều tăng 20%-30%.

 “Trước tình hình trên, đối với những nhóm hàng hóa thiết yếu, các DN đang cố gắng giữ giá bán nhưng khó cầm cự lâu. DN đã vất vả càng khó khăn hơn. Đây cũng là bước ngăn cản trong quá trình hồi phục ở thời điểm hiện nay” - bà Chi nói.

Trước khó khăn tứ bề, ngoài việc kỳ vọng vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như giảm thuế, phí… tự thân các DN chủ động tính đủ mọi đường để giảm thiểu mức thiệt hại. Chẳng hạn, nhiều công ty nỗ lực tái cấu trúc hoạt động, đầu tư mạnh mẽ vào số hóa để giảm các chi phí trong sản xuất. Đặc biệt, nhiều công ty bắt tay nhau trong vận chuyển hàng hóa để giảm chi phí xăng dầu.

“Đơn cử như trước đây hai đơn hàng cần phải có hai xe tải đến chở thì bây giờ các công ty kết hợp cho một xe lấy hàng rồi về chia hàng ra. Nhờ đó giúp giảm giá cước vận chuyển” - bà Chi dẫn chứng.

Giá thành sản xuất bình quân tăng gần 50%

Hiệp hội DN TP.HCM cho biết mới đây đã tiến hành khảo sát về tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN. Kết quả cho thấy có một số vấn đề đáng lo ngại với hầu hết DN, đó là dịch bệnh tác động đẩy giá thành sản xuất bình quân tăng lên 47%, trong khi đó giá bán của DN chỉ tăng lên 17%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm, hàng hóa bị mất thị trường, làm cho giá trị hàng tồn kho tăng lên 30% so với bình quân các năm trước. Mặt khác, thị trường lao động, vật tư, hàng hóa thiếu hụt đáng kể khiến các DN phải vật lộn trong khó khăn.

“Để tồn tại và phát triển, các DN buộc phải trả giá khi chi phí nhân công tăng 60%, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng 81%. Ngoài ra, chi phí vận chuyển, logistics, xuất khẩu tăng bằng số lần… là những chỉ số đáng báo động” - Hiệp hội DN TP.HCM nhìn nhận. 

Xem thêm: lmth.8237401-iom-aig-gnab-tam-court-hnim-gnog-nad/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dân gồng mình trước mặt bằng giá mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools