vĐồng tin tức tài chính 365

Phát hiện hóa thạch 330 triệu năm của tổ tiên bạch tuộc

2022-03-09 12:23
Phát hiện hóa thạch 330 triệu năm của tổ tiên bạch tuộc - Ảnh 1.

Phác họa hình ảnh về loài bạch tuộc cổ đại vừa được nghiên cứu - Ảnh: NATURE

Năm 1988, một mẫu hóa thạch có hình dáng của loài bạch tuộc được khai quật ở Montana (Mỹ) nhưng đã bị lãng quên không ai nghiên cứu trong suốt thời gian dài. Các mẫu vật về cá mập, cá voi được phát hiện trong cùng thời điểm dường như có sức hút mạnh mẽ hơn với những nhà sinh vật học.

Mãi đến hàng chục năm sau, một nhóm chuyên gia từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia (Mỹ) mới bắt tay thực hiện dự án nghiên cứu mẫu hóa thạch bạch tuộc này. Kết quả của công trình vừa được công bố ngày 8-3 trên tạp chí Nature Communications khiến nhiều người bất ngờ.

Tuổi của hóa thạch được xác định lên tới hơn 330 triệu năm, sớm hơn hàng triệu năm so với những mẫu vật của những loài bạch tuộc cổ được tìm thấy trước đó.

Đây cũng được xem là một trong những hóa thạch lâu đời nhất của loài bạch tuộc từng được khảo sát. Dựa trên con số 330 triệu năm, nhóm nghiên cứu tin rằng bạch tuộc có thể xuất hiện từ trước thời đại khủng long.

"Phát hiện rất thú vị, cho thấy tổ tiên của bạch tuộc có mặt trên Trái đất rất lâu so với những gì chúng ta hiểu biết", ông Mike Vecchione, nhà động vật học thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia (Mỹ), cho biết.

Ông Mike Vecchione cũng cho rằng hóa thạch bạch tuộc được phát hiện thuộc loại quý hiếm bởi hiện nay rất ít khu vực trên thế giới có thể khai quật các mẫu vật của những loài động vật thân mềm.

Phát hiện hóa thạch 330 triệu năm của tổ tiên bạch tuộc - Ảnh 2.

Hóa thạch bạch tuộc được phát hiện năm 1988 - Ảnh: NATURE

Sau khi phân tích giải phẫu học, nhóm nghiên cứu nhận thấy hóa thạch bạch tuộc dài khoảng 12cm, có 10 xúc tu, nhiều hơn 2 xúc tu với con cháu của chúng ngày nay.

Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là loài bạch tuộc chưa được phát hiện, là một trong những tổ tiên của bạch tuộc hiện đại ngày nay. Nhóm đã đặt tên cho chúng là Syllipsimopodi bideni, lấy theo tên của Tổng thống Joe Biden.

Ông Christopher Whalen, từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết những báo cáo khoa học đầu tiên về loài bạch tuộc cổ đại này được đệ trình xuất bản đúng vào giai đoạn ông Biden bắt đầu nhậm chức, và các kế hoạch của Tổng thống Biden cho khoa học - đặc biệt trong các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu - đã khích lệ các nhà khoa học như ông rất nhiều, vì vậy nhóm lấy tên Syllipsimopodi bideni để tri ân tổng thống.

Quay được cảnh bạch tuộc cực hiếm ‘nhảy múa’ dưới đại dươngQuay được cảnh bạch tuộc cực hiếm ‘nhảy múa’ dưới đại dương

TTO - Theo các nhà hải dương học, loài bạch tuộc này thuộc nhóm những sinh vật biển hiếm gặp nhất hiện nay.

Xem thêm: mth.85312050190302202-cout-hcab-neit-ot-auc-man-ueirt-033-hcaht-aoh-neih-tahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát hiện hóa thạch 330 triệu năm của tổ tiên bạch tuộc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools