vĐồng tin tức tài chính 365

Giá dầu tăng đe dọa nhiều nền kinh tế châu Á

2022-03-09 18:51

Nhập khẩu ròng về năng lượng khiến các nước châu Á chịu tổn thương khi giá dầu tăng cao vì xung đột Nga – Ukraine. Với việc hơn 40% xuất khẩu của thế giới là từ châu Á, giá cả tăng cao sẽ gây ra tác động lan truyền trên toàn cầu.

"Phần lớn các nước khu vực này nhập khẩu nhiều nhiên liệu. Vì thế, giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao sẽ gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế", Frederic Neumann – đồng giám đốc nghiên cứu châu Á tại HSBC nhận định, "Tác động về lạm phát cũng lớn, nhưng tùy từng thị trường. Việc này khiến các ngân hàng trung ương phải thận trọng tìm cách cân bằng".

Giá dầu thô Mỹ WTI liên tục đi lên trong một năm qua, tiến sát 130 USD một thùng.

Giá dầu thô Mỹ WTI liên tục đi lên trong một năm qua, tiến sát 130 USD một thùng.

Theo Bloomberg, dưới đây là các tác động của giá dầu tăng với những nền kinh tế lớn nhất châu Á:

Trung Quốc

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, với hơn 257 tỷ USD năm ngoái. Vì thế, giá dầu tăng sẽ bóp nghẹt lợi nhuận doanh nghiệp, làm giảm sức tiêu dùng của người dân cũng như làm chậm nhu cầu về hàng xuất khẩu. Tất cả những tác động này sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực bình ổn kinh tế của Bắc Kinh.

Dù vậy, Trung Quốc có nguồn cung năng lượng nội địa lớn, quan hệ thân thiết với Nga và lạm phát thấp. "Lạm phát lõi của Trung Quốc vẫn thấp. Vì thế, họ vẫn có khả năng kiểm soát lạm phát cả năm với tình hình này", Wen Bin – nhà nghiên cứu tại China Minsheng Bank cho biết.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học cho rằng giá dầu tăng sẽ hạn chế phần nào khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của Bắc Kinh.

Nhật Bản

Tăng trưởng hàng quý của Nhật Bản giảm đáng kể vì Covid-19.

Tăng trưởng hàng quý của Nhật Bản giảm đáng kể vì Covid-19.

Cũng như Trung Quốc, lạm phát của Nhật Bản có thể bị kéo lên cao vì giá dầu. Tuy nhiên, điều này khó ngăn Ngân hàng Trung ương Nhật Bản kích thích kinh tế, do tăng trưởng của nước này hiện khá ì ạch.

Giá dầu hiện cao hơn nhiều so với mức mà BOJ tính toán có thể đẩy lạm phát vượt dự báo. Tuy nhiên, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ vẫn sẽ khó khăn cho đến khi lạm phát ổn định trên mục tiêu 2%.

"Lạm phát có thể chạm 2% trong thời gian ngắn và tăng tốc trong mùa hè. Tuy nhiên, nó khó ổn định ở mốc 2%", Takeshi Minami – kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết, "Vấn đề là khi chi phí năng lượng tăng lên, người ta sẽ giảm chi các khoản khác, khiến lạm phát khó bền vững".

Ấn Độ

Lạm phát tại Ấn Độ hiện đã vượt mục tiêu 2-6% của ngân hàng trung ương nước này (RBI). Dù RBI cho rằng cú sốc nguồn cung là nguyên nhân khiến giá tăng cao, thu nhập khả dụng của người dân nước này vẫn sẽ chịu tác động.

RBI có thể phải nâng dự báo lạm phát, nhưng khó thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu đi xuống. "Đây là cơn ác mộng của các nhà hoạch định chính sách – lạm phát kéo dài trong khi tăng trưởng chậm và không đồng đều", Ananth Narayan – nhà phân tích Ấn Độ tại hãng tư vấn Observatory Group.

Hàn Quốc

Hàn Quốc đang lo ngại chi phí năng lượng tăng do chiến sự tại Ukraine, khiến lợi nhuận xuất khẩu của họ giảm. Các ngành sản xuất của nước này phụ thuộc lớn vào nhiên liệu nhập khẩu. Thặng dư thương mại Hàn Quốc chỉ mới quay về thặng dư hồi tháng 2, sau hai tháng liên tiếp thâm hụt vì giá dầu cao.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng trước của Hàn Quốc tăng 3,7% - cao hơn nhiều so với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) là 2%. BOK đã 3 lần nâng lãi kể từ tháng 8/2020.

Dù vậy, quan hệ kinh tế của Hàn Quốc với Nga khá nhỏ. Nga chỉ đóng góp 1,5% kim ngạch xuất khẩu cho Hàn Quốc. Quốc gia châu Á cũng chỉ nhập 5,6% dầu từ Nga. Việc này sẽ giúp hạn chế tác động trực tiếp của chiến sự với kinh tế Hàn Quốc.

Tháng trước, Hàn Quốc còn quyết định xả 4,4 triệu thùng dầu từ kho dự trữ khẩn cấp để bình ổn giá cả. Chính phủ nước này cho biết sẽ gia hạn việc giảm thuế nhiên liệu thêm 3 tháng nữa.

Đông Nam Á

Tại Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, việc trợ giá các nhu yếu phẩm như dầu ăn, khí hóa lỏng, xăng và điện đã xoa dịu phần nào tác động của giá hàng hóa toàn cầu tăng. Lạm phát tháng 2 là 2,06% - ở khoảng dưới mục tiêu 2% - 4% của ngân hàng trung ương. Việc này giúp giới chức duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục.

Tuy nhiên, việc trợ giá lại tác động đến ngân sách và dòng tiền của các hãng dầu quốc doanh. Dầu thô tăng đang khiến giới chức chịu sức ép nâng giá xăng trong nước. Maybank dự báo giá xăng tăng 15% - 20% sẽ khiến lạm phát Indonesia lên thêm 1 – 1,5%.

Tương tự, Nomura Holdings cho rằng Thái Lan và Philippines cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi giá dầu tăng kéo theo giá thực phẩm và vận tải. Lạm phát của Thái Lan tháng trước lên cao nhất kể từ năm 2008. Lạm phát Philippines ước tính vượt mục tiêu 4,4% - 4,7% nếu giá dầu chạm 120 – 140 USD một thùng năm nay. Dù vậy, chính phủ hai nước này cho biết họ có đủ công cụ để giải quyết cú sốc giá dầu và không cần ngân hàng trung ương nâng lãi.

Malaysia – nước xuất khẩu ròng dầu thô – có thể hưởng lợi. Ngân hàng Trung ương Malaysia vẫn đang duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Giới phân tích dự báo họ có thể bình thường hóa chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, Singapore đã bắt đầu thắt chặt chính sách từ cuối năm ngoái. Họ hiện coi tỷ giá là công cụ chính sách, cho phép nội tệ tăng so với các đối tác thương mại để bù đắp chi phí nhập khẩu thực phẩm và nhiên liệu tăng.

Hà Thu (theo Bloomberg)

Xem thêm: lmth.1766344-a-uahc-et-hnik-nen-ueihn-aod-ed-gnat-uad-aig/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá dầu tăng đe dọa nhiều nền kinh tế châu Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools