Gần đây, có thông tin Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) sẽ hỗ trợ ngân hàng "0 đồng" Oceanbank. Mặc dù phía ngân hàng chưa lên tiếng chính thức về thông tin này cũng như chưa có những thông tin chi tiết của thương vụ này, SSI Research đã đưa ra một số tác động tiềm năng của thương vụ này (nếu xảy ra) tới MB.
Nhóm phân tích dẫn số liệu có được cho biết, tại thời điểm cuối 2020, dư nợ cho vay của Oceanbank đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, một nửa trong đó là nợ xấu. Tuy nhiên, dự phòng rủi ro tín dụng là 8,4 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng là 32 nghìn tỷ đồng và tổng vốn chủ sở hữu là âm 14 nghìn tỷ đồng (mất khả năng thanh toán). Ngân hàng vẫn chịu lỗ, do nguồn thu nhập hạn chế từ cho vay và tiền gửi khách hàng mới được sử dụng để trả lãi cho khách hàng cũ. Chi phí hoạt động không được tối ưu.
Theo SSI Research, ngoài quyền lợi theo quy định, bên nhận chuyển giao cũng có khả năng sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn. Thực tế, trong những năm qua, khi các ngân hàng hỗ trợ một số quỹ tín dụng, họ thường được cấp hạn mức tín dụng cao hơn.
Nếu giả định MB được cấp thêm 10% hạn mức tín dụng (hoặc 34 nghìn tỷ đồng) theo số liệu 2021 và cung cấp 10 nghìn tỷ đồng vốn chi phí thấp cho Oceanbank, tác động ròng đến thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế của MB có thể là 1 nghìn tỷ đồng và 600 tỷ đồng (giả định NIM là 4,3% và chi phí tín dụng 1,8%). Con số trên chưa tính đến khả năng sau khi tái cơ cấu thành công, MB có thể thoái vốn tại Oceanbank.
Mặt khác, theo quy định, báo cáo tài chính của Oceanbank được tách riêng và không hợp nhất vào MBB. Thương vụ này có thể đem lại nhiều lợi ích hơn so với rủi ro mà MB phải chịu xét về mặt dài hạn.
Đánh ra về rủi ro, SSI Research cho rằng cần thời gian để MB áp dụng và tích hợp hệ thống và mô hình hoạt động vào Oceanbank. Ngoài ra, việc phân tán nguồn lực quản lý sang Oceanbank và chu kỳ kinh tế kém thuận lợi khiến nợ xấu và chi phí tín dụng tăng vọt cũng là những rủi ro mà MB phải đối mặt.
Dựa theo phân tích trên và những thông tin có được, SSI Research cho rằng thương vụ này giống như một sự tiếp quản về ban lãnh đạo, trong đó MB sẽ điều nhân sự sang Oceanbank để tái cơ cấu hoạt động.
''Nhìn chung, Oceanbank có thể là thương vụ có lợi cho MB và giúp ngân hàng tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn nếu ban lãnh đạo có thể chèo lái con thuyền đi đúng hướng. Trong trường hợp đó, thương vụ này cũng đem lại lợi ích kinh tế tích cực về dài hạn'', nhóm phân tích đánh giá.
Đối với Oceanbank, SSI Research giả định ngân hàng sẽ nhận được khoản hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước (10 nghìn tỷ đồng) cùng với nguồn vốn chi phí thấp từ MB (10 nghìn tỷ đồng). Nhân sự và ban điều hành mới đến từ MB cũng có thể giúp Oceanbank điều chỉnh và tối ưu chi phí hoạt động. Do đó, tác động ròng đến lợi nhuận có thể đạt 1,4 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Sau 10 năm, Oceanbank có thể hồi phục trở lại và đáp ứng được các quy định về an toàn tài chính.
Dù vậy, SSI Research cũng nhận định tình hình thực tế cũng như cấu trúc của thương vụ chắc chắn sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với những con số tính toán đơn giản của mình. Tuy nhiên, đây sẽ giống một thương vụ hai bên cùng có lợi, hơn là việc MB hoàn thành một nghĩa vụ bắt buộc nào đó.
Trong quá khứ, việc giải cứu ngân hàng "0 đồng" được xem như là nghĩa vụ bắt buộc với một số ngân hàng lớn và kết quả không đạt kỳ vọng sau 7 năm vừa qua. Do vậy, SSI Researchcho rằng lần này NHNN có thể linh hoạt hơn với một số lợi ích dành cho các ngân hàng nhận chuyển giao nhằm tạo động lực lớn hơn để các ngân hàng lớn tham gia vào hỗ trợ ngân hàng "0 đồng".
MB và Oceanbank hợp tác trong nhiều hoạt động
Ngày 15/1 tại Hà Nội, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022. Đáng chú ý, tham dự hội nghị có ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quận đội (MB).
Phát biểu với tư cách Khách mời của Hội nghị, ông Lưu Trung Thái cho biết: Việc hợp tác với OceanBank vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là cơ hội của MB. Theo lộ trình của NHNN mà Chính phủ đã cho phép, MB sẽ phối hợp cùng OceanBank kiểm tra hệ thống dữ liệu và xây dựng phương án trình Chính phủ.
Theo sự chỉ đạo của NHNN, MB sẽ thảo luận cùng lãnh đạo OceanBank thiết kế chương trình phù hợp cho OceanBank, trong đó cốt lõi là cách thức làm việc trong tương lai. MB là một tổ chức khát vọng, trong đó người lao động là trung tâm của tổ chức. Công việc của CBNV vận hành trên các nền tảng công nghệ hiện đại; giao dịch tự động chiếm trên 93%, do đó, người lao động phải rèn luyện được kỉ luật tự nguyện và thuần thục vận dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu công việc.
https://cafef.vn/mb-se-tham-gia-ho-tro-oceanbank-20220310145932499.chnTheo Quang Hưng
Trí Thức Trẻ
Xem thêm: nhc.54655645101302202-knabnaeco-ort-oh-aig-maht-es-bm/nv.zibefac