vĐồng tin tức tài chính 365

Tuần biến động mạnh của khối ngoại tại TTCK Việt Nam

2022-03-14 06:29

Tuần giao dịch vừa rồi, chỉ số VN-Index ghi nhận những nhịp giằng co và điều chỉnh trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu chao đảo giữa lúc căng thẳng giữa Nga - Ukraine vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt.

Khối ngoại xả ròng gần 5.300 tỷ đồng một tuần.

Với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, VN-Index đóng cửa tuần qua ở mức 1.466 điểm, mất đi 38,79 điểm tương đương 2,58% trong vòng 1 tuần. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HoSE đạt 29.030 tỷ đồng - mức cao nhất 7 tuần trở lại đây. 

Giá trị vốn hóa sàn HoSE theo đó mất gần 153.000 tỷ đồng trong tuần vừa rồi. Hiện vốn hóa HoSE giảm xuống còn gần 5,8 triệu tỷ đồng

Tại sàn Hà Nội (HNX), chỉ số đại diện cũng mất hơn 8 điểm, tương ứng 1,8% xuống còn 442,2 điểm.

Duy nhất trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng 118 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch chủ yếu tại kênh khớp lệnh khi họ mua vào 222 tỷ đồng và bán ra khoảng 119 tỷ đồng; đồng thời mua ròng thỏa thuận 14 tỷ đồng.

Tại nhóm dầu khí, việc dầu Brent vẫn ở dưới mức 110 USD/thùng (lao dốc khoảng 2% trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 10/3) đã tác động không nhỏ đến diễn biến của cổ phiếu. Cổ phiếu dầu khí là mã nhạy cảm biến động giá dầu thế giới.

Nhóm cổ phiếu dầu khí có biến động tiêu cực ngay từ đầu phiên giao dịch cuối tuần qua và duy trì đà bán tháo suốt cả phiên. Trong đó, mã GAS giảm 4,7% và là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường khi kéo chỉ số chung xuống 2,7 điểm. Các mã khác thuộc nhóm dầu khí đều giảm mạnh biên độ từ 2-5%, gồm: PVT giảm 4,8%, PVD giảm 4,3%, PVS giảm 3,4%, PLX giảm 5,3%, POS giảm 2,7%, BSR giảm 2,13%...

Các nhóm cổ phiếu hàng hóa như thép, than, khoáng sản... cũng đều biến động mạnh tương tự dầu khí. Cuối tuần vừa rồi đại diện là HPG giảm 3,15% với hơn 44,3 triệu cổ phiếu được sang tay hôm nay, kéo chỉ số chung xuống 1,7 điểm. Bên cạnh đó, NKG giảm 2,4%, POM giảm 2,3%, HSG giảm 3,1%, TVN giảm 2,9%...

Trong khi đó, nhóm phân bón vẫn giữ được nhịp tăng tốt khi nguồn cung thế giới vẫn bị thắt chặt. DPM tăng 3,9%, DCM tăng 3,7% hay thậm chí BFC còn tăng 6,6%...

HPG bị xả 657 tỷ đồng

HPG của Hòa Phát là mã bị bán ròng mạnh nhất tuần qua với tổng khối lượng bán ròng trong 5 phiên đạt 657 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán 13,2 triệu cổ phiếu. Trong số các mã chứng khoán bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong năm 2021, HPG cũng là mã dẫn đầu với giá trị bán ròng lên tới 18.925 tỷ đồng (0,8 tỷ USD).

Bị khối ngoại xả ròng nhiều thứ 2 là chứng chỉ quỹ FUEVFVND. Quỹ này bị nhà đầu tư ngoại rút ròng khoảng 464 tỷ đồng, tương đương bán ra 16,35 triệu chứng chỉ quỹ.

2 mã thuộc họ nhà Vingroup là VHM và VIC cũng nằm trong top những cổ phiếu bị bán ròng mạnh với khối lượng bán ròng tuần vừa rồi lần lượt đạt 403 tỷ đồng và 277 tỷ đồng. Cổ phiếu MSN của Masan cũng bị bán mạnh với 367 tỷ đồng.

Hàng loạt mã bluechip khác cũng bị nước ngoài bán tháo với giá trị rút ròng hàng trăm tỷ đồng, gồm NVL của Novaland (283 tỷ đồng), VNM của Vinamilk (228 tỷ đồng), GAS (225 tỷ đồng), HDB (218 tỷ đồng), GMD (203 tỷ đồng)...

Cổ phiếu thép với HPG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhưng một cổ phiếu thép khác là NKG của Thép Nam Kim lại nằm trong nhóm được mua ròng mạnh nhất. NKG được mua ròng 100 tỷ đồng và là cổ phiếu được mua ròng nhiều thứ 2 tuần qua, tương đương khối lượng xấp xỉ 2 triệu cổ phiếu, chỉ sau STB. Đây là 2 mã duy nhất được mua ròng khối lượng từ 100 tỷ trở lên. Trong đó, STB của Sacombank được mua ròng lớn nhất với khối lượng hơn 3,25 triệu đơn vị, tương ứng giá trị mua ròng 103,5 tỷ đồng.

Vừa rồi, nhóm cổ đông nước ngoài Vietnam Enterprise Investment Limited - tổ chức thuộc Dragon Capital đã nâng tỉ lệ sở hữu tại STB lên trên 5%.

Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Sacombank

Cụ thể, 11 thành viên của Dragon Capital sở hữu xấp xỉ 95,21 triệu cổ phiếu Sacombank, tương ứng tỉ lệ 5,05%. Quỹ đầu tư này cũng là cổ đông lớn duy nhất của Sacombank hiện tại. Hai tổ chức nắm giữ nhiều nhất trong số 11 thành viên là Amersham Indestries Limited (15,93 triệu cổ phiếu) và Vietnam Enterprise Investment Limited (15,27 triệu cổ phiếu).

Một số mã khác được mua ròng nhiều nhất tuần là DGC, SBT, QNS, IDC, BSR… tuy nhiên khối lượng chỉ vài chục tỷ đồng.

Xu hướng bán ròng sẽ còn tiếp diễn

Theo ông Nguyễn Khoa Bảo - Trưởng phòng đầu tư Chứng khoán VPS, xu hướng bán ròng vẫn có khả năng tiếp diễn trong thời gian tới. Nguyên nhân chính do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) phát tín hiệu về việc có thể sớm tăng lãi suất. "Việc này sẽ bất lợi cho thị trường chứng khoán bởi nước ngoài sẽ thu hút dòng vốn quay về" - ông nói.

Thực tế, việc FED sẽ thực hiện các đợt tăng lãi suất trong năm 2022 không phải là thông tin bất ngờ.  Việc này đã được nhiều chuyên gia và các tổ chức kinh tế dự báo từ trước do tình trạng lạm phát gia tăng tại Mỹ thời gian qua.

FED dự kiến tăng lãi suất ba lần trong năm 2022

Tuy nhiên, dù kế hoạch tăng lãi suất của FED đã nằm trong lộ trình dự báo, nhưng căng thẳng leo thang từ xung đột địa chính trị giữa Nga - Ukraine diễn ra trong thời gian qua là một trong những tác nhân khiến FED đẩy nhanh lộ trình tăng lãi suất sớm hơn.

Trước vấn đề này, ông Bảo nhận định đây không phải vấn đề đáng ngại và khối ngoại sẽ sớm quay trở lại mua ròng. Triển vọng năm 2022 của Việt Nam vẫn tươi sáng hơn khi thị trường chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nâng hạng do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, mở cửa du lịch, tạo động lực để đẩy mạnh các hoạt động kinh tế vĩ mô, giải ngân vốn đầu tư công, đầu tư cơ sở hạ tầng…

Ông nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở vị trí thuận lợi để được nâng hạng lên trạng thái mới nổi, sớm nhất vào năm nay, hoặc muộn nhất là vào năm 2025.

Xem thêm: lmth.322645a-man-teiv-kctt-iat-iaogn-iohk-auc-hnam-gnod-neib-naut/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tuần biến động mạnh của khối ngoại tại TTCK Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools