Là công trình trọng điểm quốc gia, dự án sân bay quốc tế Long Thành được các cấp quản lý nhà nước chú trọng trong việc đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Nơi an cư cho số lượng lớn nhân sự sẽ công tác phục vụ sân bay cũng là công tác cần quan tâm.
Nguồn nhân lực khổng lồ của sân bay lớn nhất nước
Đầu tháng 1-2020, dự án sân bay quốc tế Long Thành chính thức được phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 5,4 tỉ USD cho giai đoạn 1, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2025. Cùng với đó tỉnh Đồng Nai cũng quy hoạch lại huyện Long Thành trở thành thành phố sân bay với 5 vùng chức năng riêng biệt đầy đủ các dịch vụ và phân khu để phục vụ sân bay lớn nhất nước.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, công suất sân bay Long Thành dự kiến đạt 25 triệu hành khách/năm. Ở các giai đoạn tiếp theo, sau khi hoàn thành cả 4 giai đoạn, sân bay dự tính sẽ phục vụ hơn 5 triệu tấn hàng hóa và 100 triệu lượt khách/năm. Để dễ hình dung, với 65 triệu hành khách/năm, sân bay Frankfurt đã phải cần tới 81.000 người lao động. Con số này tương đương với dân số của 2 - 3 phường thuộc quận nội thành TP.HCM. Dễ nhận thấy, nhu cầu nhà ở của lực lượng trong tương lai này là rất lớn.
Cơ trưởng Quang Đạt chia sẻ, với cương vị là một phi công, nhà ở cần nằm gần sân bay để tiết kiệm thời gian di chuyển. Ảnh:DXG
Với tính chất công việc, nhóm phi công và tiếp viên hàng không sẽ ưu tiên việc an cư gần nơi làm việc để có thể tối ưu hóa thời gian trên mặt đất của mình. “Là một phi công, với cường độ, áp lực công việc và nhu cầu cần phải được nghỉ ngơi sau khi hoàn thành những chuyến bay thương mại, tôi nhận thấy việc phải di chuyển quá xa giữa nhà và sân bay sẽ làm lãng phí thời gian và không tạo nên các giá trị trong cuộc sống cá nhân.” – Nguyễn Quang Đạt, cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam chia sẻ trong một buổi giao lưu.
Ngoài ra còn phải kể đến hàng ngàn, hàng chục ngàn kỹ sư, nhân viên mặt đất, những công nhân hàng không phục vụ cho các nhóm ngành kho vận và dịch vụ sân bay hay những ngành nghề mang tính phổ thông như: xây dựng, vận tải và làm các công việc phụ trợ khác. Dù họ có sẵn sàng bỏ ra hàng giờ đồng hồ để di chuyển từ các đô thị lớn đến Long Thành làm việc mỗi ngày thì Long Thành vẫn phải đối mặt với làn sóng nhu cầu nhà ở khổng lồ tại địa phương khi sân bay đi vào hoạt động.
Giải bài toán an cư, hướng đến mục tiêu thăng cấp lên thành phố
Để giải bài toán này, UBND tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch chuẩn bị song song với việc phát triển dự án theo đúng tiến độ. Theo kế hoạch giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ dành 7,2 ngàn ha đất nông nghiệp để chuyển đổi thành các khu dân cư và dự án khu đô thị. Trong đó, Long Thành chiếm tỉ trọng lớn nhất với hơn 2.3 ngàn ha với mục tiêu thăng hạng lên thẳng thành phố. Song song với đó, tỉnh cũng đẩy mạnh đầu tư công vào kết nối giao thông vùng với hàng loạt dự án đường cao tốc đi qua địa bàn tỉnh - vốn được xem là “mạch máu” phát triển giúp Đồng Nai và cả khu vực phía Nam tăng tốc phát triển.
Vài năm trở lại đây, những khu đô thị quy mô xấp xỉ 100 ha trở lên đã được tỉnh và các doanh nghiệp lớn triển khai bằng quỹ đất nông nghiệp chuyển đổi được tỉnh đem đấu giá. Trong số đó, thu hút được sự quan tâm lớn nhất của thị trường phải kể đến dự án khi đô thị Gem Sky World do Tập đoàn Đất Xanh phát triển tại Long Đức, Long Thành.
Gem Sky World với quy mô hơn 92 ha được định hướng đón đầu làn sóng dân cư mới tại Long Thành. Ảnh: DXG
Với quy mô hơn 92 ha, Gem Sky World được phát triển định hướng trở thành khu đô thị thương mại giải trí hàng đầu Long Thành, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nhà ở và giải trí của lực lượng lao động trong sân bay tương lai. Nằm cách sân bay chỉ 5km, dự án được đánh giá đáp ứng toàn diện nhu cầu về một cộng đồng sống văn minh, hiện đại, kiểu mẫu cho những lao động chất lượng cao - lực lượng lao động chính sẽ phục vụ trong sân bay lớn nhất cả nước sau này.
Thông tin thêm về dự án Gem Sky World, vui lòng tham khảo tại https://gemskyworld.vn