vĐồng tin tức tài chính 365

Mở cửa du lịch từ ngày 15/3: Nắm bắt thời cơ vàng, hướng đến phát triển bền vững

2022-03-15 15:57

Địa phương sẵn sàng 

Để thích ứng với việc mở cửa lại du lịch, một loạt tỉnh thành đã khởi động, xúc tiến, quảng bá và mở cửa lại hoạt động du lịch dịch vụ. Đơn cử như thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ hội áo dài, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ hội hoa ban; Thanh Hóa công bố biểu trưng và khẩu hiệu du lịch, đồng thời phát động chương trình kích cầu du lịch năm 2022 và đón khách quốc tế đến Thanh Hóa…

Trong thời gian qua, dù chưa công bố các điều kiện phòng dịch cụ thể cho khách quốc tế khi nhập cảnh, thủ tục làm visa nhưng các địa phương, doanh nghiệp cũng đã lập kế hoạch và tạo dựng sản phẩm. Hai trung tâm du lịch lớn của cả nước là “đầu tàu” phân phối khách đi các vùng miền đã có kế hoạch đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3.

Theo đó, thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch phục hồi du lịch theo từng giai đoạn. Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: Về phát triển sản phẩm mới, trong năm 2022, Sở Du lịch sẽ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành uy tín tập trung nâng cấp, phát triển sản phẩm du lịch tại 4 tuyến chính từ Trung tâm Thành phố đến Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), Hương Sơn (Mỹ Đức), Thạch Thất, Quốc Oai và Sơn Tây, Ba Vì. Sở Du lịch cũng sẽ vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia, quảng bá hình ảnh thông qua các sự kiện du lịch do Sở phối hợp và chủ trì như: Chương trình Get on Hà Nội 2022, Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội, Lễ hội trình diễn khinh khí cầu, Lễ hội kích cầu du lịch… Đặc biệt Đại hội Thể thao Đông Nam Á SEA Games 31 cũng là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp có thể quảng bá các sản phẩm du lịch đối với khách quốc tế.

Cùng với đó, Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội xây dựng và triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng nhân lực Du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Qua đó, giúp phục hồi và xây dựng đội ngũ lao động ngành Du lịch.

Kinh tế vĩ mô - Mở cửa du lịch từ ngày 15/3: Nắm bắt thời cơ vàng, hướng đến phát triển bền vững

Khách du lịch quốc tế hào hứng với những tour du lịch trải nghiệm tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN. 

Để thu hút khách quốc tế, những điểm đến trên địa bàn phải đầu tư điểm nhấn, có nét độc đáo, nổi bật, nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ sở lưu trú, tăng cường quảng bá ẩm thực Việt Nam. Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, một điểm nhấn là đẩy mạnh chương trình truyền thông điểm đến thành phố trên các kênh truyền thông trong nước, quốc tế và kênh trực tuyến, mạng xã hội… Đồng thời, Sở Du lịch Thành phố đã công bố danh sách các khách sạn đủ điều kiện đón, phục vụ khách quốc tế đến thành phố với 34 khách sạn với hơn 6.800 phòng… Sở Du lịch Thành phố đã ký kết hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thành phố, đặc biệt là thu hút khách quốc tế...

Trong khi đó, theo Sở Du lịch Đà Nẵng, với phương án mở cửa hoạt động du lịch bảo đảm an toàn, hiệu quả trong bối cảnh bình thường mới, để đón và phục vụ khách quốc tế quay lại, cùng với việc nối lại các đường bay, hiện có 50% số cơ sở lưu trú tại thành phố Đà Nẵng mở cửa phục vụ khách và 150 đơn vị lữ hành đang hoạt động trở lại với nhiều sản phẩm mới, thú vị. Đà Nẵng hướng tới 5 thị trường chính là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, sau đó là thị trường khách Đông Nam Á. Đến nay, hệ thống dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng.

Còn các tỉnh Nam Trung Bộ hướng đến đón luồng khách du lịch trong dịp hè này. Đơn cử như Khánh Hòa sẽ tổ chức nhóm 18 sự kiện, hoạt động dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, gắn với Lễ hội Tháp Bà Ponagar, Lễ hội Am Chúa (hai hoạt động văn hóa thường niên mang đậm nét dân gian truyền thống và có quy mô lớn nhất tỉnh); trong đó, có nhiều hoạt động như chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Thiên YA Na,” biểu diễn làm gốm, dệt thổ cẩm, múa Chăm tại Tháp Bà Ponagar…

Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Yên có kế hoạch phối hợp với hai tỉnh Bình Định, Khánh Hòa xây dựng gói tham quan, nghỉ dưỡng theo phương thức “một chuyến bay, nhiều điểm đến.” Theo đó, du khách có thể đến Bình Định hoặc Khánh Hòa rồi tiếp tục tham quan nghỉ dưỡng tại Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên...

Hướng đến phát triển bền vững 

Cùng với các địa phương, các doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị các sản phẩm để công bố tới đối tác và khách hàng. Ông Phạm Hà, CEO Lux Group cho biết: Đơn vị đã chuẩn bị sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tàu tại Vịnh Hạ Long và giới thiệu tới khách hàng. Tuy nhiên, các điều kiện liên quan đến thủ tục nhập cảnh, giá dịch vụ vẫn phải để chờ sau khi có thông tin chính thức từ phía Chính phủ. Với doanh nghiệp lữ hành đón khách quốc tế với thời gian chuẩn bị vài tháng thì quan trọng nhất là sự nhất quán trong chính sách, triển khai đồng loạt giữa các địa phương. Có như vậy, đơn vị mới có điều kiện tạo được sự tin tưởng với đối tác khi quảng bá về sản phẩm du lịch Việt Nam.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Bích, Tổng Giám đốc Crystal Holidays, đơn vị cũng khởi động lại hệ thống từ khảo sát hạ tầng, dịch vụ,, nhân lực…. Từ kết nối chuỗi dịch vụ để tìm điểm nhấn đặc trưng giới thiệu và chào thăm dò trên các trang dịch vụ quốc tế, so sanh giá cả, nhận xét khách hàng để tối ưu hóa sản phẩm.

Kinh tế vĩ mô - Mở cửa du lịch từ ngày 15/3: Nắm bắt thời cơ vàng, hướng đến phát triển bền vững (Hình 2).

Du lịch chính thức bước vào giai đoạn phát triển bình thường mới, sự phục hồi có thể chậm nhưng chắc, bền vững. 

“Tuy vậy, với du khách quốc tế, việc công bố mở cửa với các điều kiện về visa, phòng dịch mới là điều kiện cần ban đầu để lựa chọn, xác định chuyến đi. Khi khách vào còn rất nhiều vấn đề phát sinh phải xử lý như đoàn có khách F0? Chi phí phát sinh với tình huống bất khả kháng như thế nào? Dịch vụ y tế Việt Nam có đáp ứng với yêu cầu cách ly, điều trị F0? Đây là cả vấn đề mà doanh nghiệp du lịch đón khách quốc tế phải tính đến. Do đó, thời điểm công bố mở cửa đón khách quốc tế từ 15/3 mới chỉ là bước khởi đầu để doanh nghiệp có thể chốt được điều kiện cần ban đầu khi khách vào về mặt y tế, chuyến bay, visa”, ông Nguyễn Ngọc Bích chia sẻ với báo TTXVN/Vietnam+.

Trong hơn một tháng qua, khi có thông tin về Chính phủ ấn định mốc 15/3 mở cửa hoàn toàn du lịch, các doanh nghiệp du lịch còn hoạt động sau 2 năm cũng đã khởi động lại, kết nối với đối tác, xây dựng sản phẩm. “Mọi việc mới chỉ mang tính chất khởi động bước đầu về đánh giá lại dịch vụ. Thời gian tới còn là khảo sát lại nhu cầu của khách, xúc tiến thị trường mục tiêu, cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp… Tuy nhiên, du lịch chính thức bước vào giai đoạn phát triển bình thường mới, sự phục hồi có thể chậm nhưng chắc, bền vững”, ông Nguyễn Công Hoan, Trưởng Ban Truyền thông, Giám đốc Flamingo Redtour cho biết.

Vẫn chờ chính sách 

Trao đổi với báo Người Lao Động ngày 14/3, ông Trần Hữu Thùy Giang, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho hay địa phương này đã sẵn sàng cả về cơ sở vật chất, nhân lực, dịch vụ cũng như sản phẩm. "Tết Nguyên đán vừa qua, Thừa Thiên - Huế đã đón một lượng khách khá đông, đó có thể coi như một cuộc tổng duyệt trước khi mở cửa. Điều mà địa phương và các doanh nghiệp chờ hiện nay là chính sách từ trung ương để có thể chủ động trong việc xúc tiến, quảng bá du lịch đến khách quốc tế.

"Nhiều doanh nghiệp lữ hành hỏi chúng tôi rằng đã đón khách được chưa? Khách vào sẽ bị cách ly mấy ngày hay chỉ test nhanh Covid-19 là được? Những câu hỏi đó chúng tôi chưa thể trả lời được vì chưa có hướng dẫn, chính sách chưa chốt gì cả thì làm sao đón? Còn rất nhiều khó khăn, kể cả mở toang thì việc đón khách vẫn còn nhiều khâu để chuẩn bị" - ông Giang cho biết.

Cũng khẳng định Quảng Nam đã và đang trong tâm thế đón khách quốc tế, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, nhận định việc mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế vào thời điểm này là hết sức phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phục hồi. Đây cũng là cơ hội vàng đối với ngành du lịch Quảng Nam trong việc quảng bá, giới thiệu điểm đến, các tiềm năng, lợi thế với du khách trong và ngoài nước khi năm 2022, địa phương này được chọn đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh".

Kinh tế vĩ mô - Mở cửa du lịch từ ngày 15/3: Nắm bắt thời cơ vàng, hướng đến phát triển bền vững (Hình 3).

Doanh nghiệp vẫn đang ngóng trông chính sách từ trung ương để có thể chủ động trong việc xúc tiến, quảng bá du lịch đến khách quốc tế.

Đồng quan điểm, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng, cho biết cộng đồng doanh nghiệp du lịch ở Đà Nẵng rất mong chờ chính sách thị thực và thủ tục nhập cảnh cởi mở hơn. Có như vậy thì Việt Nam mới mong cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực.

Ông Dũng cũng nhận định rằng mốc mở cửa từ ngày 15/3 vẫn chưa thể đưa khách quốc tế đến Việt Nam rầm rộ. Thị trường khách chủ yếu sẽ là các nước kiểm soát dịch tốt và có chính sách như Việt Nam. Hiện cộng đồng doanh nghiệp du lịch ở Đà Nẵng kỳ vọng vào thị trường khách Hàn Quốc bởi nước này vừa có thông báo miễn cách ly đối với người đã tiêm đủ mũi vắc-xin.

Cũng như nhiều địa phương khác, hầu khắp các tỉnh ĐBSCL cũng nôn nao chờ ngày mở cửa du lịch với nhiều hoạt động. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ, cho biết 7 địa phương trong cụm liên kết, hợp tác phát triển du lịch phía Tây ĐBSCL gồm TP.Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau sẽ tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện để thu hút du khách từ đây đến cuối năm: Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (Cần Thơ), Giải marathon quốc tế (Hậu Giang), lễ Thượng cờ thống nhất non sông (Cà Mau), lễ hội Ók Om Bók - Đua ghe ngo và Ngày hội Văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ (Sóc Trăng)...

Trong khi đó, ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho biết sau khi kết thúc giai đoạn một của chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc sử dụng hộ chiếu vắc-xin, sở đã đề xuất UBND tỉnh xem xét bổ sung các đơn vị cung ứng dịch vụ để mở rộng phạm vi đón khách, điều chỉnh lại quy trình đón khách quốc tế sử dụng hộ chiếu vắc-xin theo phương án mở cửa hoạt động du lịch bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi 

Trao đổi với báo TTXVN/Vietnam+, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, đến nay, phần lớn các doanh nghiệp du lịch đã rơi vào tình trạng rất khó khăn, thậm chí là kiệt quệ.

Do vậy để hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục lại ngành sẽ kiến nghị kéo dài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách giảm giá điện, giảm thuế VAT, giảm tiền thuê đất, giảm phí cấp phép lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên đến hết năm 2023.

Ngành tập trung triển khai các nhiệm vụ phục hồi du lịch; trong đó, có hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, triển khai các nhiệm vụ phục hồi ngành du lịch từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Xây dựng và triển khai các gói kinh phí hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành du lịch tại một số địa bàn.

Ngành tổ chức các đoàn khảo sát cho doanh nghiệp du lịch kết nối, xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan quản lý du lịch tại địa phương có hướng dẫn đối với cơ sở du lịch trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án xử lý phòng, chống dịch; phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực du lịch cho phù hợp với tình hình mới.

Dự kiến tối nay (15/3) diễn ra hội nghị “Triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả”, do Bộ Ngoại giao, Bộ VH-TT-DL phối hợp tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hãng hàng không.

Hương Anh (tổng hợp) 




Xem thêm: lmth.634645a-gnuv-neb-neirt-tahp-us-ned-gnouh-3-51-yagn-ut-hcil-ud-auc-om/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở cửa du lịch từ ngày 15/3: Nắm bắt thời cơ vàng, hướng đến phát triển bền vững”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools