vĐồng tin tức tài chính 365

Hậu COVID-19 ăn gì để phục hồi nhanh?

2022-03-17 07:18

Hậu COVID-19 ăn gì để phục hồi nhanh? - ảnh 1
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người sau điều trị COVID-19 phục hồi nhanh và cải thiện các chức năng cho cơ thể. Ảnh: HOÀNG GIANG

Năng lượng trong khẩu phần ăn sẽ được cung cấp bởi các thực phẩm từ ba nhóm là nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, khoai, củ), nhóm giàu đạm (thịt gia súc, gia cầm, cá, hải sản, đậu, đỗ các loại) và nhóm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu).

Chế độ ăn hợp lý

Cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỉ lệ hợp lý từ ba chất sinh năng lượng là protein 13%-20%, lipid 20%-25% và glucid hay chất bột đường 55%-65%. Ví dụ, một người cần có tổng năng lượng ăn vào là 2.000 kcal/ngày với tỉ lệ năng lượng từ protein:lipid:glucid là 15:20:55 thì sẽ cần được cung cấp 300 kcal từ 75 g chất đạm, 400 kcal từ 45 g chất béo và 1.100 kcal từ 275 g chất bột đường.

Ăn đa dạng, phối hợp 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hằng ngày nên có sự phối hợp ở tỉ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu...).

Người mới khỏi bệnh nên chọn protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Các amino acid có vai trò duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia các hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, óc. Nên ăn ít nhất ba bữa cá/tuần, ba quả trứng/tuần và uống thêm sữa 1-2 cốc/ngày.

Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỉ lệ chất béo động vật/chất béo tổng số dưới 60%. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm (gà, vịt, heo, bò...).

Chia nhỏ bữa ăn, đa dạng thực phẩm

Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng năm bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, xắt nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu. Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu bữa ăn sẽ ngon hơn.

Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa hai cốc/ngày, vì sữa có đủ thành phần dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu, phù hợp với người mới khỏi bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.

Bình thường, khi đói chúng ta muốn ăn và thèm ăn, với người đói (thiếu) vi chất dinh dưỡng và đường tiêu hóa yếu kém thì ngược lại, họ thường mất cảm giác đói và thèm ăn. Vì vậy, để hỗ trợ đường tiêu hóa, người bệnh nên bổ sung probiotic mỗi ngày hai lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin - khoáng chất cho người lớn, hay các dạng siro/cốm đa vitamin - khoáng chất cho trẻ em. Việc này giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, giúp cơ thể mau bình phục hơn.

Tăng cường rau quả, bổ sung nước

Các vitamin và khoáng chất chống ôxy hóa có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh là vitamin A, C, D, E và chất khoáng như sắt, kẽm… có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng.

Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin - khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ngoài ra, rau quả còn giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là 400-600 g/người/ngày.

Người mắc COVID-19 thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. Lựa chọn nước uống để bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống ôxy hóa, các loại nước được chế biến rất đơn giản từ rau xanh, hoa quả và rất nhiều loại khác tùy theo sở thích của mỗi người. Các loại sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.•

Nhóm thực phẩm cần hạn chế

- Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…

- Hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ, đồ ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu.

- Hạn chế các loại đồ ngọt, nước ngọt, nước có gas.

- Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

Người bệnh COVID-19 có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, từ không có triệu chứng tới triệu chứng nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng… đặc biệt ở người cao tuổi, người có bệnh nền hay suy giảm miễn dịch. Ở trẻ em, đa số có biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn hoặc không có triệu chứng, thường gặp là sốt và ho hoặc các biểu hiện viêm phổi.

Dù biểu hiện lâm sàng nhẹ hay nặng thì bệnh nhân COVID-19 cũng mệt mỏi, chán ăn, thậm chí rất khó ăn khi bị sốt, nhiễm trùng, suy hô hấp. Vì vậy, sau thời gian điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng các mức độ khác nhau. Suy dinh dưỡng làm giảm khối cơ và suy giảm chức năng, ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt. Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. 

 

 

Xem thêm: lmth.6488401-hnahn-ioh-cuhp-ed-ig-na-91divoc-uah/ioh-ax/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hậu COVID-19 ăn gì để phục hồi nhanh?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools