vĐồng tin tức tài chính 365

Khi trường cao đẳng 'đưa doanh nghiệp vào giảng đường'

2022-03-17 11:12
Khi trường cao đẳng đưa doanh nghiệp vào giảng đường - Ảnh 1.

Đại diện trường Cao đẳng Nova tư vấn cho học sinh các trường THPT về ngành học phù hợp với sở thích, nguyện vọng của mỗi cá nhân

Từ thực tế của thị trường lao động…

Khảo sát thực tế từ những chương trình tư vấn tuyển sinh ở các trường THPT, nhiều học sinh lớp 12 bày tỏ nguyện vọng học cao đẳng. Tuy nhiên, các em lo ngại gia đình phản đối, xã hội không coi trọng bởi những định kiến xoay quanh việc học đại học - cao đẳng vẫn còn tồn tại dai dẳng.

Trả lời trên báo chí, ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam, cho hay, đó là những định kiến sai lầm, tạo nên tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" nặng nề trên thị trường lao động hiện nay.

Kết quả khảo sát việc làm năm 2021 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) cho thấy rất rõ điều này.

Falmi khảo sát khoảng 121.000 người tìm việc thì có 57.000 người trình độ đại học (hơn 42%) nhưng doanh nghiệp chỉ cần gần 39.000 người. Ở nhóm trình độ cao đẳng có gần 23.000 người đi tìm việc nhưng doanh nghiệp cần hơn 37.000 người.

Theo đó, thị trường lao động đã có xu hướng coi trọng kỹ năng, hiệu quả làm việc của người lao động hơn là bằng cấp. Cá nhân phù hợp môi trường, thể hiện bản thân tốt sẽ được lựa chọn, không hoàn toàn phụ thuộc vào việc họ theo học loại hình đào tạo nào.

Ông Trần Anh Tuấn cho rằng, quan niệm "học dở mới vào cao đẳng" đã lỗi thời. Hiện bậc cao đẳng thuộc ngành giáo dục nghề nghiệp đi theo con đường đào tạo kỹ năng nghề với thời lượng thực hành cao, sinh viên ra trường giỏi tay nghề, dễ nắm bắt công việc nên rất được doanh nghiệp ưa chuộng.

Cũng theo ông, người tốt nghiệp đại học được gọi là cử nhân, kỹ sư. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng được gọi là cử nhân thực hành, kỹ sư thực hành, tức là kỹ thuật viên chuyên nghiệp, làm việc thực tế.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên, hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nova, hiện học trình của các trường cao đẳng đều giảm bớt thời lượng lý thuyết, tăng thời gian thực hành. Các trường tập trungđầu tư mạnh cho thiết bị thực hành hoặc đưa sinh viên về các doanh nghiệp để thực tập theo phương pháp làm việc trực tiếp.

Bà dẫn chứng tại Trường Cao đẳng Nova, 50% - 70% thời lượng học tập của sinh viên là thực hành theo mô hình "đưa doanh nghiệp vào giảng đường", mỗi ngành đào tạo đều gắn liền với một lĩnh vực kinh doanh trong hệ sinh thái của NovaGroup.

Với mô hình này, giảng viên của trường đều là những quản lý cao cấp trong Tập đoàn, sinh viên được thực hành đúng ngành nghề ngay tại những Tổng Công ty thành viên thuộc NovaGroup, khi ra trường sẽ có cơ hội trở thành nhân viên chính thức tại các doanh nghiệp này.

Đến thế hệ sinh viên giỏi nghề, giàu kỹ năng sống

Bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên cho biết, trường Cao đẳng Nova có nhiều lợi thế khi thuộc Nova Education - một thành viên trong hệ sinh thái NovaGroup. Với sự đầu tư tài chính, nguồn lực của Tập đoàn, Nova College được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và thực hành của học viên.

Đồng thời, NovaGroup cũng có nhu cầu rất lớn về nhân lực tay nghề cao trong các lĩnh vực Du lịch - nhà hàng - khách sạn; Kinh doanh bất động sản; Điều dưỡng; các ngành thuộc lĩnh vực Hàng không… nên cơ hội thực tập và việc làm tương đối rộng mở.

Khi trường cao đẳng đưa doanh nghiệp vào giảng đường - Ảnh 2.

Sinh viên trường Cao đẳng Nova được trang bị cả nghiệp vụ chuyên môn lẫn kỹ năng mềm

Một phụ huynh có con theo học khóa K16 ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại trường Cao đẳng Nova nhận định, chính sách đảm bảo 100% sinh viên ra trường được nhận vào làm việc tại NovaGroup giúp ông an tâm hơn khi cho con theo học tại đây.

Để tạo ra những thế hệ sinh viên ưu tú, trong quá trình học tập, sinh viên trường Cao đẳng Nova được tham gia nhiều hoạt động xã hội, tập huấn nhằm phát triển vốn sống và kỹ năng mềm. Tại các buổi talkshow cùng CEO của NovaDreams, Nova FnB (đều là thành viên của Tập đoàn NovaGroup) với các chủ đề "Dám thay đổi, dám mơ lớn", "Cơ hội và thách thức trong ngành FnB", sinh viên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, có được nhiều bài học lớn vốn không nằm trong sách vở. 

Cuộc thi "Đại sứ sinh viên Nova College" cũng là một sân chơi sôi động giúp các bạn sinh viên thể hiện tài năng trong các lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc, năng khiếu. Các CLB Thiện nguyện, CLB Thể dục thể thao và CLB Văn hóa Văn nghệ cũng khuyến khích mọi sinh viên tham gia để thỏa sức thể hiện đam mê cá nhân, tỏa sáng theo cách riêng của mình.

Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nova nhấn mạnh: "Mục tiêu của trường là đào tạo một thế hệ sinh viên giỏi nghề, giàu kỹ năng sống, bản lĩnh và tự tin. Dù làm việc tại NovaGroup hay bất cứ đâu, các em cũng là ứng cử viên sáng giá với mức thu nhập tốt và cạnh tranh. Đó là cách mà chúng tôi đang làm để từng bước xoá đi những định kiến cũ về trường cao đẳng".

Xem thêm: mth.39505951261302202-gnoud-gnaig-oav-peihgn-hnaod-aud-gnad-oac-gnourt-ihk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi trường cao đẳng 'đưa doanh nghiệp vào giảng đường'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools