Sáng nay (17/3) Bitcoin đã tăng vượt qua mốc 40.000 USD, ngưỡng quan trọng về mặt tâm lý, sau đó tiến nhanh lên mức 41.000 USD, có thời điểm sát mốc 42.000 USD.
Thời điểm 10h30 hôm nay (giờ Việt Nam) trên sàn CoinDesk, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới giao dịch ở mức 41.094.96 USD/đồng, tăng 3,36% so với ngày hôm qua (16/3). Trong 24 giờ gần nhất, giá Bitcoin thời điểm cao nhất đạt 41.454,13 USD, thấp nhất ở mức 38.905,68 USD.
Giá Bitcoin bất ngờ tăng mạnh. (Ảnh: Getty Images)
Theo dữ liệu của CoinGecko, khối lượng giao dịch Bitcoin trong khoảng 24 giờ qua là gần 30 tỷ USD. Vốn hóa của thị trường Bitcoin sáng nay đạt hơn 780 tỷ USD.
Đà tăng của Bitcoin khiến nhiều đồng tiền mã hóa khác cũng đồng loạt đi lên, thị trường tiền mã hóa tràn ngập sắc xanh. Cụ thể, so với 24 giờ trước đó, Ethereum tăng 5,47%, ở mức giá 2.773 USD; XRP tăng 3,94%, có giá 0,792 USD; Terra tăng 0,35%, có giá 87,93 USD; Solana tăng 6,48%, giá lên 88,35 USD; Cardano tăng 4,98%, giá là 0,843 USD; Polkadot tăng 6,92%, có giá 19,15 USD...
Mức tăng mạnh của Bitcoin và nhiều đồng tiền mã hóa đã đẩy giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa tăng cao. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa sáng nay đạt hơn 1.907 tỷ USD, tăng 1,6% so với hôm qua.
Bitcoin bật tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm lên mức 0,25 - 0,5%. Quyết định của FED cũng khiến thị trường chứng khoán Mỹ ngập sắc xanh.
Không chỉ vậy, theo giới phân tích cho, việc Nghị viện Liên minh châu Âu bác bỏ đề xuất cấm khai thác Bitcoin và Ethereum cũng là động lực thúc đẩy tiền mã hóa tăng giá.
Trước đó, nhiều ý kiến lo ngại việc khai thác các loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum tiêu tốn nhiều năng lượng.
Nghiên cứu của Trung tâm Tài chính thay thế thuộc Đại học Cambridge cho thấy, các mỏ đào Bitcoin sử dụng nhiều điện hơn trong 1 năm so với Na Uy. Nếu được coi như một quốc gia, Bitcoin sẽ xếp hạng 27 trên thế giới về mức tiêu thụ điện hàng năm.
Ngoài ra, lượng khí nhà kính thải ra môi trường trong quá trình khai thác cũng là một vấn đề đáng báo động.
Trong khi EU lại đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá điện tăng vọt trong năm qua. Vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn khi EU cố gắng cắt nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
Dù đề xuất không được thông qua, nhưng các loại tiền mã hóa vẫn có thể chịu giám sát của nhà hoạch định chính sách khi EU cố gắng giải quyết các cuộc khủng hoảng năng lượng và khí hậu.
VTV.vn - Giá Bitcoin sụt giảm mạnh vào sáng ngày 14/3, về gần mốc 37.000 USD/đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.57381314171302202-dsu-00004-com-touv-nioctib/et-hnik/nv.vtv