Các thành viên của Taliban tại một trạm kiểm soát đường bộ ở Kandahar ngày 15-3 - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, nghị quyết còn đề ra nhiệm vụ mới, dài một năm cho Phái bộ chính trị của Liên Hiệp Quốc tại Afghanistan.
Nghị quyết xác định một số lĩnh vực hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo, chính trị và nhân quyền, trong đó có quyền cho phụ nữ, trẻ em và nhà báo ở Afghanistan.
Nghị quyết được thông qua với 14 phiếu ủng hộ và 1 phiếu trắng của Nga.
Bà Mona Juul - đại sứ Na Uy tại Liên Hiệp Quốc (quốc gia soạn thảo nghị quyết) - trả lời Hãng tin AFP sau cuộc bỏ phiếu cho rằng: "Nhiệm vụ mới này với Phái bộ của Liên Hiệp Quốc tại Afghanistan là rất quan trọng, không chỉ để ứng phó với khủng hoảng kinh tế và nhân đạo trước mắt, mà còn để đạt được mục tiêu bao trùm của chúng tôi là hòa bình và ổn định ở Afghanistan".
"Hội đồng đã đưa ra thông điệp rõ ràng với nhiệm vụ mới này: Phái bộ của Liên Hiệp Quốc tại Afghanistan có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Afghanistan, và hỗ trợ người dân Afghanistan trong lúc họ phải đối mặt với những thách thức và bất ổn lớn", bà Juul nói.
Cũng trong ngày 17-3, chính quyền Taliban cho biết đã thành lập một ủy ban hỗ trợ hồi hương người dân Afghanistan sơ tán sau khi lực lượng này trở lại kiểm soát nước này từ tháng 8-2021.
Ủy ban Liên lạc và hồi hương người Afghanistan được thành lập dưới sự giám sát của quyền Bộ trưởng Khai mỏ và dầu khí Sheikh Shahabuddin Delawar.
Ủy ban này gồm 6 thành viên, có nhiệm vụ liên lạc với những người Afghanistan đã rời khỏi đất nước, hỗ trợ họ hồi hương và ổn định cuộc sống tại Afghanistan.
Nhiều công chức và nhân viên thuộc lực lượng an ninh trong chính quyền cũ của Afghanistan đã rời khỏi đất nước sau khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền kiểm soát.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, nhiều nhân vật thuộc chính quyền cũ như bộ trưởng phụ trách vấn đề hòa bình Abdul Salam Rahimi, chuyên gia hàng đầu về phát triển quốc tế Sultan Massoud Daqiq, một số phi công của lực lượng không quân Afghanistan và một nữ thị trưởng đã hồi hương.
Sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, chính quyền Taliban đến nay vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận chính thức. Quốc gia này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế và nhân đạo nghiêm trọng.
TTO - Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh giải ngân 7 tỉ USD của chính quyền cũ ở Afghanistan bị đóng băng, tuy nhiên số tiền này sẽ được dùng để bồi thường cho các nạn nhân của khủng bố và hỗ trợ nhân đạo những người Afghanistan.
Xem thêm: mth.4601741271302202-natsinahgfa-iov-cuht-hnihc-eh-nauq-pal-teiht-couq-peih-neil/nv.ertiout