vĐồng tin tức tài chính 365

Vàng đen và những cú sốc khủng hoảng thế giới

2022-03-18 13:34
Vàng đen và những cú sốc khủng hoảng thế giới  - Ảnh 1.

Quân đội Israel hành quân dọc bờ tây kênh đào Suez - Ảnh: Cục Báo chí Israel

Kỳ 1: Chiến tranh Yom Kippur và cú sốc dầu thô đầu tiên

Liệu cuộc chiến Nga - Ukraine tác động đến thị trường dầu mỏ có dẫn đến cú sốc kéo dài?

Chiến sự ở Ukraine tiếp diễn, mối quan tâm về hậu quả kinh tế ngày càng tăng. Thương mại quốc tế vừa phục hồi sau đại dịch COVID-19 lại chuẩn bị gánh chịu cú sốc mới về giá dầu thô có thể xảy ra. 

Chỉ trong vài tháng, giá dầu thô tăng vọt từ 65 USD/thùng lên hơn 130 USD hôm 7-3-2022 (mức cao nhất từ năm 2008) trước khi hạ xuống trên dưới 110 USD. Giá dầu thô tăng kéo theo giá xăng dầu tăng vọt và áp lực lạm phát gia tăng. Niềm tin của người tiêu dùng là điều rất cần thiết cho quá trình phát triển đang bị hao mòn.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Israel phải chiến đấu với đối thủ chiếm ưu thế ngay từ đòn đầu tiên.

Tạp chí L’HISTOIRE, Pháp

Chiến dịch Trăng rằm

GS Guillaume Roels tại Học viện Quản trị kinh doanh châu Âu (INSEAD) dự báo: "Giá một thùng dầu 300 USD không phải là chuyện viển vông". Chuyên gia về năng lượng Scott L. Montgomery - giảng viên Trường Nghiên cứu quốc tế Jackson (Đại học Washington) - đánh giá giá dầu thô gây sốc không phải là hiện tượng mới. 

Ông nhận định: "Xét về mặt lịch sử, cú sốc dầu mỏ là một phần về tính năng động của thị trường dầu mỏ chứ không phải là điều bất thường. Chuyện này đã xảy ra từ khi ngành công nghiệp dầu mỏ ra đời".

Cú sốc dầu mỏ đầu tiên trên thế giới xảy ra vào năm 1973 do chiến tranh Yom Kippur giữa Israel với Ai Cập và Syria. Xung đột Ả Rập - Israel lần thứ tư bùng phát đúng ngày lễ trọng Yom Kippur (lễ xá tội) của người Do Thái. 2 giờ chiều ngày 6-10-1973, chiến sự bùng nổ ở bán đảo Sinai của Ai Cập và cao nguyên Golan của Syria đã bị Israel chiếm đóng sau chiến tranh Sáu ngày năm 1967.

Tại bán đảo Sinai, với chiến thuật tiền pháo hậu xung, quân Ai Cập mở màn chiến dịch Badr (Trăng rằm) bằng trận mưa pháo vào phòng tuyến Bar Lev dọc kênh đào Suez. Phòng tuyến dài 180km nhưng chỉ có 600 binh sĩ Israel trấn giữ vì nhiều binh sĩ đã về phép nghỉ lễ Yom Kippur. 

Sau đó, 8.000 quân Ai Cập vượt kênh đào sang bờ đông tiến vào sa mạc. Mỗi tổ ba binh sĩ dùng tên lửa chống tăng mới Sagger và Schmell bắn hạ các xe tăng M48 và M60 của Israel. Độ chính xác của tên lửa gần như tuyệt đối ở cự ly từ 2-3km. Trong số 230 xe tăng Israel chẳng còn lại mấy chiếc.

Trong đợt tấn công thứ hai, 500 xe tăng, pháo binh và tên lửa vượt kênh đào thọc sâu vào trong. Trực thăng đổ quân giữa sa mạc đánh chặn quân tiếp viện Israel trong lúc bộ binh thanh toán các công sự Israel dọc phòng tuyến. Không quân Israel trở tay không kịp. Nhiều máy bay Mirage và Skyhawk lần lượt bị tên lửa đất đối không Sam 6 và Sam 7 hạ gục.

Trên cao nguyên Golan, ba sư đoàn Syria cùng 1.000 xe tăng, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không phối hợp với các đơn vị Morocco và Kuwait (sau đó có thêm các đơn vị Iraq, Saudi Arabia, Jordan) ồ ạt tấn công tuyến phòng thủ Israel do vài trăm binh sĩ và hơn 100 xe tăng trấn giữ. 24 tiếng sau, ba điểm trên tuyến phòng ngự Israel bị xuyên thủng. Quân Syria tiến sâu 15km.

Tuy tổn thất rất to lớn nhưng sau đó Israel đã chiến thắng chật vật nhờ các phi công dày dạn kinh nghiệm và vũ khí do Mỹ cung cấp. Trên mặt trận Syria, máy bay Israel đã loại khỏi vòng chiến 1/3 xe tăng, san bằng các nhà máy lọc dầu và nhà máy điện rồi không kích thủ đô Damascus. 

10 ngày sau, Israel chiếm lại các vùng đất đã mất và chỉ ngừng bắn khi còn cách Damascus 30km. Trên mặt trận Ai Cập, nhờ máy bay trinh sát và vệ tinh Mỹ cung cấp thông tin, Israel biết tướng Ai Cập Saad el-Shazly để hở sườn tây kênh đào Suez. Đêm 15-10, xe tăng Israel vượt hồ Đắng thọc sâu vào sau đối phương để một sư đoàn vượt kênh sang bờ tây lập đầu cầu.

Vàng đen và những cú sốc khủng hoảng thế giới  - Ảnh 3.

Do thiếu xăng dầu, xe Volkswagen ở Weilheim (Đức) phải dùng ngựa kéo ngày 25-10-1973 - Ảnh: Keystone Press

Lần đầu tiên sử dụng vũ khí dầu thô

Ngày 22-10, Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết 238 kêu gọi ngừng bắn vào lúc quân đội Israel đang bao vây quân đoàn III Ai Cập. Đến ngày 11-11, quân đội Israel và Ai Cập đã ký thỏa thuận "km số 101" (trên đường Suez/Cairo) mở đầu quá trình đàm phán đưa quân trở lại giới tuyến.

Chiến tranh Yom Kippur đã tạo cơ hội để Tổ chức Các nước Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ (OAPEC) lần đầu tiên sử dụng quyền kiểm soát dầu thô xuất khẩu vào mục đích chính trị và gây cú sốc dầu mỏ đầu tiên trên thế giới. 

Ngày 17-10-1973, OAPEC quyết định đơn phương tăng giá dầu 70%, ngừng xuất khẩu dầu thô, tăng tỉ lệ chia lợi nhuận và giảm sản lượng 5% so với mức tháng 9-1973, sau đó mỗi tháng giảm thêm 5% đến khi các nước phương Tây (Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi...) ngừng viện trợ cho Israel. Ngày 23-12-1973, giá dầu bị đẩy lên lần thứ hai.

Phải đến ngày 18-3-1974, lệnh cấm xuất khẩu dầu thô mới được gỡ bỏ. Giá dầu thô Arab Light (giá dầu tiêu chuẩn trên thị trường) đã tăng từ 2,32 USD lên 18 USD/thùng, sau đó mới ổn định ở mức 8-9 USD/thùng. Trong năm 1973-1975, sản lượng dầu thô giảm từ 59,3 triệu thùng/ngày xuống còn 56,5 triệu thùng/ngày.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã sử dụng dầu mỏ làm nguồn năng lượng chính thay cho than đá. Nhu cầu dầu thô những năm 1960 tăng đều đều hơn 7% mỗi năm. Trong thập niên 1950 và 1960, hầu hết các nước công nghiệp phát triển đạt tăng trưởng kinh tế mong muốn nhờ tiếp cận nguồn dầu thô dồi dào giá rẻ.

Lúc chiến tranh Yom Kippur xảy ra vào năm 1973, giá dầu thô tăng gấp bốn lần trong vòng 5 tháng đã tác động nặng nề đến các nước phương Tây vì 2/3 năng lượng tiêu thụ ở châu Âu được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Đông. 

Các nước xuất khẩu dầu và các công ty dầu mỏ lớn phương Tây là những người thắng lớn. Doanh thu các nước Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng gấp bốn lần, vượt 86 tỉ USD vào năm 1974. Chịu thiệt hại nặng nhất là người dân các nước phương Tây vì giá dầu tăng khiến suy thoái kinh tế lan rộng kéo theo thất nghiệp gia tăng.

Trên Tạp chí Quốc tế và Chiến lược, nhà kinh tế học Pháp Céline Antonin phân tích ngoài vấn đề giá dầu tăng, cú sốc dầu thô năm 1973 mang tính biểu tượng vì đã kết thúc thời kỳ "30 năm huy hoàng" (từ ngữ của nhà kinh tế học Pháp Jean Fourastié được dùng để chỉ giai đoạn tăng trưởng mạnh của các nước phát triển từ năm 1945-1975), lật đổ lý thuyết kinh tế Keynes bằng cách khai sinh hiện tượng lạm phát đình trệ (lạm phát kèm suy thoái) và cho phép xuất hiện lý thuyết về cung.

Sau đó, Mỹ đã kiểm soát nguồn cung ứng dầu thô trở lại bằng cách dựa vào quốc vương Iran Mohammad Reza Pahlavi. 5 năm sau, vương triều Iran sụp đổ dẫn đến cú sốc dầu mỏ thứ hai nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn.

Trong cuốn sách Những năm giông bão xuất bản tại Paris (NXB Fayard) năm 1982, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thừa nhận: "Mọi phân tích của Israel (hoặc của Mỹ) trước tháng 10-1973 đều đánh giá Ai Cập và Syria không đủ khả năng quân sự cần thiết để tái chiếm lãnh thổ của họ bằng sức mạnh vũ khí; do đó sẽ không có chiến tranh".

Kissenger nhấn mạnh: "Sadat (tổng thống Ai Cập) không ngần ngại táo bạo cảnh báo với chúng tôi ý định của ông ấy nhưng chúng tôi không tin. Thông tin từ ông ấy tràn ngập và chúng tôi đã đưa ra kết luận sai lầm. Ngày 6-10-1973 đánh dấu đỉnh cao thất bại về phân tích chính trị đối với các nạn nhân".

***********

Cú sốc dầu thô thứ hai xảy ra vào năm 1979. Nguyên nhân liên quan đến cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran và chiến tranh giữa Iran và Iraq.

>> Kỳ tới: Cú sốc dầu thô thứ 2 từ Iran

Cấm vận dầu mỏ, khí đốt Nga: Thế khó của ông BidenCấm vận dầu mỏ, khí đốt Nga: Thế khó của ông Biden

TTO - Bên cạnh chiến sự ác liệt tại Ukraine, một cuộc chiến khác nóng bỏng không kém cũng đang diễn ra, đó là cuộc chiến năng lượng.

Xem thêm: mth.12273529171302202-ioig-eht-gnaoh-gnuhk-cos-uc-gnuhn-av-ned-gnav/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vàng đen và những cú sốc khủng hoảng thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools