Bộ Quốc phòng Nga ngày 18-3 cho biết lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu vượt âm mới nhất Kinzhal (phần gắn bên dưới 2 máy bay trong hình) để phá hủy một khu vực chứa vũ khí tại phía tây Ukraine - Ảnh: AFP
Khó mà có một thỏa thuận hòa bình hoàn hảo, công bằng cho cả hai bên, vấn đề là liệu hai bên có chấp nhận một giải pháp khả dĩ nào đó. Cũng như các thỏa thuận trước đây, một hòa ước không chỉ là câu chuyện của Nga và Ukraine, mà còn có sự tham gia của các cường quốc nhằm đảm bảo tính cân bằng về mặt sức mạnh và tính khả thi của các điều ước.
Tình thế thúc đẩy thỏa thuận
Tình hình thực địa hiện thời cũng tạo điều kiện cho một giải pháp thương lượng. Dù hiện nay binh lính Nga đang bao vây thủ đô Kiev, nhưng chưa có thành phố lớn nào của Ukraine bị Nga kiểm soát.
Cả hai bên đều giảm bớt yêu cầu khi các đàm phán tiếp tục. Trong hơn một tuần qua, Tổng thống Putin không nói về việc phi phát xít hóa hay đòi thay đổi chế độ ở Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Zelensky cho biết đã đến lúc cần tiến hành các cuộc đàm phán trung thực và có ý nghĩa với Matxcơva về hòa bình và an ninh.
Thứ nữa, sức ép từ bên ngoài cũng làm cho một thỏa thuận giữ thể diện cho cả hai bên để chấm dứt cuộc chiến này là chấp nhận được. Mỹ và NATO đều tuyên bố không đưa quân tới Ukraine tham chiến với Nga, trong khi vẫn tăng cường các biện pháp trừng phạt nặng nề với kinh tế Nga. Tổng thống Zelensky hiểu là họ sẽ phải một mình đương đầu về quân sự trước Nga.
Cùng lúc đó, giới quan sát phương Tây cho rằng Tổng thống Putin có lẽ cũng ngày càng cảm thấy gánh nặng từ nhiều phía nếu cuộc chiến kéo quá dài. Từ phí tổn chiến tranh cho đến nền kinh tế sụt giảm nghiêm trọng do đang bị cô lập, đồng rúp mất giá, lạm phát nặng nề...
Vấn đề chỉ còn là có thể tìm được những điểm chung cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine hay không? Hai bên cũng đã tỏ dấu hiệu có thể chấp nhận một số điểm cơ bản.
Dữ liệu: BẢO ANH tổng hợp - Đồ họa: N.KH.
Những điểm cốt lõi
Điểm đầu tiên mà Ukraine có thể đồng ý là tính trung lập của nước này. Đây là điều mà khả năng ông Zelensky đáp ứng được. Đối với chính quyền của Tổng thống Putin, sự kiên quyết về tính trung lập của Ukraine có lẽ là yêu cầu quan trọng nhất. Tính trung lập của Ukraine đồng nghĩa với việc, theo yêu cầu của Nga, là quốc gia này sẽ không bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoài ra một đề xuất khác trong thỏa thuận hòa bình là Ukraine sẽ phải trải qua một quá trình giải trừ quân bị để đảm bảo nước này không còn là mối đe dọa với các tỉnh thân Nga ở phía đông Ukraine, cũng như với Nga. Bên cạnh đó sẽ phải có điều khoản bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine. Điều này cũng có thể chấp nhận được với Ukraine.
Tuy nhiên, để Ukraine chấp nhận giải giáp vũ khí thì cần có điều khoản đảm bảo an ninh từ phương Tây và Nga. Đối với Ukraine, bất cứ điều kiện giải trừ quân bị nào cũng có thể phải đi kèm với cam kết được Nga công nhận, và các cường quốc phương Tây cam kết hỗ trợ nếu họ bị Nga hay một nước nào đó đe dọa lần nữa. Cam kết này cần phải mạnh mẽ hơn thỏa ước Budapest 1994 khi Ukraine được bảo đảm sẽ không bị Nga tấn công khi đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra có một số điểm "đắng cay" có thể "khó nuốt" với Ukraine. Thứ nhất, Nga có thể yêu cầu Ukraine công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Bên cạnh đó Nga cũng đòi phải công nhận độc lập đối với hai nước cộng hòa tự phong Donetsk và Lugansk ở vùng Donbass giáp Nga. Một thỏa thuận như vậy có thể rất khó khăn đối với người dân Ukraine khi nó đồng nghĩa "bán đi" một phần đất nước. Tổng thống Zelensky có thể phải "từ bỏ" vai trò "anh hùng" dũng cảm của mình trong mắt dân chúng nếu chấp nhận những điều khoản như vậy.
Theo Đài CNN hôm 18-3, các ảnh vệ tinh của Công ty Maxar Technologies (Mỹ) cho thấy Nga đã xây nhiều ụ đất bảo vệ quanh khí tài của nước này ở tây bắc thủ đô Kiev của Ukraine. Những ụ đất này xuất hiện gần Ozera và căn cứ không quân Antonov.
Ảnh vệ tinh cũng cho thấy tại Mariupol (nơi Matxcơva nói quân Nga và lực lượng Donetsk đã tiến vào trung tâm thành phố), nhiều khu vực đã bị phá hủy do giao tranh.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã "tạm thời" mất quyền tiếp cận biển Azov khi phía Nga siết chặt vòng vây quanh TP cảng Mariupol. Trong khi đó, đoàn xe cứu trợ đầu tiên của Liên Hiệp Quốc đã đến thành phố Sumy, miền đông Ukraine.
Ngày 19-3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal mới nhất của nước này lần đầu tiên ở Ukraine vào ngày 18-3 để phá hủy một kho chứa vũ khí dưới lòng đất ở làng Deliatyn thuộc vùng Ivano-Frankivsk, phía tây Ukraine.
BÌNH AN
TTO - Ngày 19-3, Ý lên tiếng phản ứng dữ dội trước những chỉ trích từ vụ trưởng Vụ châu Âu thứ nhất của Bộ Ngoại giao Nga Alexei Paramonov, liên quan đến những lệnh trừng phạt mà phương Tây (bao gồm Ý) đã áp đặt lên Nga vì tình hình Ukraine.
Xem thêm: mth.49881257002302202-eniarku-hnib-aoh-nauht-aoht-ev-gnud-hnih/nv.ertiout