vĐồng tin tức tài chính 365

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông

2022-03-20 15:56
Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông - Ảnh 1.

Qua hàng trăm năm, đôi bờ sông Sài Gòn đã có những phát triển vượt bậc - Ảnh: LÊ PHAN

Ngày 20-3, khoa văn hóa học Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức cho các chuyên gia nghiên cứu văn hóa - lịch sử khảo sát dọc theo sông Sài Gòn - Đồng Nai, nhằm thúc đẩy du lịch sông nước mà TP có thể triển khai trong thời gian tới.

Theo TS Nguyễn Thị Hậu (khoa lịch sử), xét về lịch sử, văn hóa, địa lý lẫn sinh hoạt xã hội thì dân cư lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn gần như không có sự phân biệt bởi từ xưa đến nay sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là đường thủy giao thương cung cấp nguồn sống cho cư dân. 

Đối với việc phát triển du lịch đường thủy mà gần đây chúng ta bắt đầu quan tâm thì việc kết nối du lịch trên Sài Gòn với sông Đồng Nai có hai thuận lợi và tạo ra được sản phẩm du lịch khá độc đáo.

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông - Ảnh 2.

Chùa Hội Sơn, một điểm văn hóa cổ hình thành dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai - Ảnh: LÊ PHAN

Thuận lợi thứ nhất là nó kết nối tuyến đường sông với lưu vực sông Đồng Nai (mạng lưới lưu vực sông cổ) và nhiều sông rạch nhỏ. Về sản phẩm, ngoài cảnh quan tự nhiên còn giúp mường tượng ra bức tranh xóm làng cổ xưa, văn hóa ẩm thực, cảnh quan của nhà vườn. Đây cũng là thuận lợi để khách du lịch có thể biết thêm yếu tố văn hóa của miền Đông Nam Bộ.

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông - Ảnh 3.

Ngã ba sông Nhà Bè nổi tiếng với câu thơ "Nhà Bè nước chảy chia hai, ai về Gia Định - Đồng Nai thì về" - Ảnh: LÊ PHAN

Thuận lợi thứ hai là lưu vực sông Đồng Nai (bắt đầu từ khu vực TP lên đến khu vực Đồng Nai thượng nguồn như Lâm Đồng) là một vệt có nhiều di tích cổ từ thời tiền sử cho đến thế kỷ thời văn hóa Óc Eo, hậu Óc Eo rồi đến giai đoạn muộn về sau của những thời lưu dân.

Do vậy nếu khai thác được thì đây là một loại hình sản phẩm mang tính kết nối, không chỉ về không gian mà còn kết nối về thời gian, lịch sử. Chúng ta có thể đi từ cửa biển vào đến Đồng Nai, nhìn thấy và chứng kiến những di tích từ thời xưa đến hiện tại.

"Ý tưởng phát triển đường sông trên thế giới nhiều nước đã phát triển rồi và hệ thống sông Đồng Nai là một trong những tuyến có nhiều tiềm năng về du lịch", bà Hậu đánh giá.

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông - Ảnh 4.

Dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện tại vẫn tập trung nhiều cảng lớn, là nơi trung chuyển hàng hóa cho khu vực Đông Nam Bộ - Ảnh: LÊ PHAN

Cùng tham gia buổi khảo sát, ông Phonchanh Phengphouvanh - phó giám đốc Sở Văn hóa, thông tin và du lịch TP Vientiane (Lào), hiện đang là nghiên cứu sinh ngành văn hóa học - cũng nhận định bờ sông Sài Gòn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

"Tại Lào việc phát triển du lịch đường sông vẫn còn hạn chế và chưa được đầu tư. Tôi sẽ học thêm các mô hình tại TP.HCM để có thể phát triển tại quê nhà sau khi hoàn thành khóa nghiên cứu", ông Phonchanh Phengphouvanh nói.

Qua chuyến khảo sát, đoàn nghiên cứu đang từng bước nỗ lực tái hiện và kết nối lại được chuỗi di sản dọc theo đường sông trước khi góp ý cùng TP phát triển tuyến đường du lịch này.

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Ai đang tạo hình dáng vẻ của dòng sông?Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Ai đang tạo hình dáng vẻ của dòng sông?

TTO - Chính chúng ta là chủ thể tác động, sáng tạo nên dáng vẻ của sông Sài Gòn. Tương lai của dòng sông, sức sống của vùng đô thị sinh ra từ đôi bờ sông này đang được định hình từng ngày bằng tư duy phát triển và trách nhiệm của tất cả người dân.

Xem thêm: mth.82193554102302202-gnos-gnoud-hcil-ud-neirt-tahp-hcac-mit-ian-gnod-nog-ias-gnos-cod-tas-oahk-coh-aohk-ahn-cac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools