Theo một nghiên cứu mới của trang tìm kiếm xe cũ ở Mỹ là iSeeCars, có tới 10 mẫu xe tăng giá mạnh trong tháng 2/2022 so với 1 năm trước đó. Đây đều là những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu hàng đầu tại thị trường Mỹ (ngoại trừ Mercedes G-Class). Trong đó các thương hiệu Hyundai và Kia đứng đầu bảng tăng giá trị bán lại lên tới hơn 50%.
Chiếc xe có giá tăng mạnh nhất trong tháng 2/2022 so với cùng kỳ năm trước là Hyundai Sonata Hybrid. Giá năm nay đã tăng từ 9.457 USD lên 24.913 USD, tương đương mức tăng 61,2%. Sonata Hybrid không chỉ tăng cao nhất, mà nhiều hơn đáng kể so với phần còn lại.
Hyundai Sonata Hybrid có giá biến động cao nhất trên thị trường xe cũ trong vòng một năm.
Đứng thứ hai là mẫu Chevrolet Spark có mức tăng 54,5% và theo ngay phía sau là Nissan LEAF với 54,3%.
Ở vị trí số 2 là Chevrolet Spark có giá tăng 54,5%, theo ngay sau là Nissan LEAF, với mức giá tăng hơn 54,3%. Tuy nhiên, mẫu Leaf này không phải là chiếc xe điện duy nhất trong danh sách. Giá xe Tesla Model S đã qua sử dụng cũng tăng 47,4%, trong khi Toyota Prius tăng 46,7%.
Vị trí thứ tư thuộc về Mercedes-Benz G-class, đây là một trường hợp ngoại lệ của bảng xếp hạng do không phải là mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu. Theo Karl Brauer, Giám đốc điều hành iSeeCars cho biết, giá bán lại của xe này tăng cao do thời gian chờ đợi để mua phiên bản mới tới hơn một năm khiến khách hàng quay sang mua xe cũ.
Có tới 5 mẫu xe cỡ nhỏ lọt vào danh sách này gồm Chevrolet Spark, Kia Forte, Kia Rio, Kia Soul và Toyota Corolla. Điều này cho thấy sự ưa chuộng của người tiêu dùng với các dòng ô tô cỡ nhỏ do chúng có giá cả phải chăng và dễ dàng sử dụng với những tay lái mới.
Brauer cho biết: “Các loại xe hybrid đang có nhu cầu cao do giá xăng tăng mạnh, trong đó loại hybrid tăng giá 47%, xe điện tăng 43% so với năm ngoái. Phương tiện giao thông giá cả phải chăng đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu sau khi giá ô tô đã qua sử dụng tăng cao, và những chiếc ô tô hybrid này rẻ hơn so với ô tô đã qua sử dụng trung bình”.
Giá ô tô cũ đang ở mức cao kỷ lục do lượng cầu đang vượt cung. Trước đó, các nhà cung cấp vi mạch đã tạm dừng sản xuất vào đầu đại dịch COVID-19 để bảo vệ người lao động. Đồng thời, suy thoái kinh tế khiến các nhà sản xuất ô tô đặt hàng ít lượng chip xử lý hơn. Khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân tăng cao dẫn đến các nhà máy sản xuất vi mạch trở nên quá tải. Lúc này, các nhà sản xuất xe buộc phải ngừng sản xuất xe mới do chuỗi cung ứng thiếu vi mạch và chất bán dẫn.
Do gián đoạn sản xuất, nhiều khách hàng đã quyết định mua xe '2hands' do khan hiếm xe mới. Nhu cầu về ô tô đã qua sử dụng cũng tăng lên khi mọi người từ bỏ các phương tiện giao thông công cộng chuyển sang phương tiện cá nhân trong đại dịch. Cùng với đó, nguồn cung tại các đại lý giảm do ngày càng ít người kinh doanh, dẫn đến tình trạng khan hiếm ô tô cũ. Sự thiếu hụt kéo theo giá ô tô đã qua sử dụng cao kỷ lục.
Không chỉ xe cũ, giá xe mới cũng đang có xu hướng tăng cao. Việc Nga tấn công Ukraine khiến giá kim loại được sử dụng trong ô tô tăng vọt, từ nhôm trong thân xe, palladium ở bộ chuyển đổi xúc tác cho đến niken cao cấp trong pin ô tô điện, và khách hàng ít khả năng chấp nhận chi trả.
Trong khi kim loại vẫn chưa phải là mục tiêu của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, một số nhà giao hàng và hãng cung cấp phụ tùng ô tô đã loại bỏ hàng hóa của Nga, gây thêm áp lực lên các nhà sản xuất ô tô vốn đang quay cuồng vì thiếu chip và giá năng lượng cao hơn.
Tham khảo: iSeeCars
https://cafef.vn/khong-chi-xe-moi-o-to-cu-tiet-kiem-xang-cung-tang-gia-chong-mat-20220319151651764.chnTheo Khánh Vy
Doanh nghiệp & Tiếp thị
Xem thêm: nhc.58890613102302202-tam-gnohc-aig-gnat-gnuc-gnax-meik-teit-uc-ot-o-iom-ex-ihc-gnohk/nv.zibefac