Trong 5 năm qua, Tp.HCM đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng 19 dự án nhà ở xã hội (đạt 74%). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc cần Bộ Xây dựng hướng dẫn.
Cụ thể, trong dự thảo trình UBND Tp.HCM về tình hình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nhà ở, Sở Xây dựng cho biết, quá trình thực hiện dự án nhà ở xã hội phức tạp và kéo dài, đặc biệt giai đoạn từ thời điểm khởi công đến hoàn thiện dự án đưa vào sử dụng bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, dẫn đến tiến độ hoàn thành dự án không như kế hoạch dự kiến của chủ đầu tư.
Hiện nay, một số dự án phát triển nhà ở thương mại, phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha đến dưới 10ha được chấp thuận đầu tư trong khoảng thời gian từ ngày Nghị định 188/2013/NĐ-CP có hiệu lực đến ngày Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 có hiệu lực, đề nghị điều chỉnh gia hạn thời hạn thực hiện dự án (không thay đổi mục tiêu, chi tiêu quy hoạch của dự án), thì khi thực hiện điều chỉnh chấp thuận đầu tư theo Luật đầu tư có "hồi tố" theo Nghị định số 49/2021/NĐ-CP không?
Do đó, Sở kiến nghị cho phép trường hợp trên được giữ nguyên hình thức điều tiết nhà ở xã hội theo chấp thuận ban đầu hoặc được lựa một trong ba hình thức: trực tiếp dành 20% quỹ đất ở trong dự án để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; chuyển giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội.
Đối với việc xác nhận hoàn tất nghĩa vụ nhà ở xã hội, hiện nay các nghị định chỉ quy định về hình thức thực hiện nghĩa vụ điều tiết nhà ở xã hội và không có quy định về cơ quan thẩm quyền xác nhận chủ đầu tư đã hoàn tất nghĩa vụ nhà ở xã hội và quy trình, thủ tục về xác nhận hoàn tất nghĩa vụ nhà ở xã hội.
Việc xác định chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng để thanh toán cho nhà đầu tư khi bàn giao lại quỹ đất ở 20% trong dự án cũng bị vướng mắc. Theo Sở Xây dựng, từ khi dự án được giao đất, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng mất thời gian thực hiện nhiều năm mới hoàn thành, đơn giá bồi thường hỗ trợ liên tục thay đổi theo biến động giá đất, đồng thời rất nhiều hộ dân không nhận tiền phải sử dụng hình thức hoán đổi đất, do đó, việc xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ rất phức tạp.
Tp.HCM đã kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể cách thức xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư hạ tầng, phân bổ các chi phí này vào quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội. Cơ quan chủ trì thẩm định và phê duyệt các chi phí nêu trên để hoàn trả cho nhà đầu tư; việc thanh toán cho chủ đầu tư khi bàn giao quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho Nhà nước để thực hiện dự án.
https://cafef.vn/loat-vuong-mac-phat-trien-nha-o-xa-hoi-tai-tphcm-20220321072449503.chnTheo Bảo Anh
Trí Thức Trẻ
Xem thêm: nhc.70165759012302202-mchpt-iat-ioh-ax-o-ahn-neirt-tahp-cam-gnouv-taol/nv.zibefac