vĐồng tin tức tài chính 365

TKV lo không đủ than cấp cho sản xuất điện

2022-03-23 03:02

TKV vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương về tình hình cung ứng than, trước việc cơ quan quản lý yêu cầu đủ than cho điện trong mọi tình huống.

Theo kế hoạch 3 tháng đầu năm, lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 8,5 triệu tấn, bằng 23% sản lượng theo hợp đồng ký năm 2022. Trong khi đó, các nhà máy điện đăng ký lấy gần 9,74 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm, và TKV bố trí kế hoạch cấp 9,08 triệu tấn.

Tuy nhiên, đến 14/3, lượng than cấp cho các nhà máy điện mới đạt hơn 6,3 triệu tấn, bằng 17,15% sản lượng theo hợp đồng đã ký.

Nguồn than cung cấp cho điện thấp, theo TKV, do hai tháng đầu năm, gần một nửa số lao động tại các hầm mỏ, đơn vị khai thác than bị nhiễm Covid-19. Thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3, nhiều đơn vị thuộc TKV chỉ còn 20% lao động đi làm.

Ngoài ra, nguyên nhân còn do lượng than nhập về ít. Ba tháng đầu năm, TKV mới nhập được 325.000 tấn, nên sản lượng than phối trộn nhập khẩu, để cấp cho các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 1,1 triệu tấn, giảm 2,4 triệu tấn so với kế hoạch.

Tập đoàn này cho biết, công ty đã có nhiều giải pháp như huy động than tồn kho để chế biến, pha trộn than sản xuất trong nước giữa các vùng... để tăng lượng than sạch sản xuất trong nước, nhưng không bù đắp được lượng than bị thiếu.

"Than tồn hầu hết là than vùng Mạo Khê, Uông Bí, là các loại không tiêu thụ trực tiếp được cho các nhà máy nhiệt điện, mà phải pha trộn với mặt hàng nhập khẩu, hoặc các nguồn trong nước khác", TKV giải thích.

Than cấp cho một nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh. Ảnh: Anh Minh

Than cấp cho một nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh. Ảnh: Anh Minh

Việc không nhập khẩu được than theo tiến độ kế hoạch 3 tháng đầu năm còn do EVN chậm chấp thuận cơ chế giá than pha trộn do TKV kê khai theo Luật giá. Điều này dẫn tới việc công ty phải lùi và bỏ lỡ nhiều cơ hội nhập khẩu đủ than về pha trộn theo kế hoạch.

Hiện nay, sau khi EVN chấp thuận cơ chế giá, việc tìm được nguồn nhập khẩu than lại rất khó khăn và không nhập được các loại có chất lượng phù hợp để pha trộn.

Kèm theo đó là giá than thế giới tăng đột biến. TKV đã triển khai mở 4 gói thầu quốc tế mua than nhập khẩu để pha trộn trong quý II. Tuy nhiên, do giá thế giới tăng vượt giá đề xuất, cộng thêm ảnh hưởng căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm khan hiếm nguồn cung dẫn tới khả năng không có đơn vị trúng thầu.

Lý do nữa được TKV cho biết là quá trình thực hiện hợp đồng mua than trung, dài hạn, một số nhà máy nhiệt điện (trong và ngoài EVN) thường xuyên không lấy đúng sản lượng theo cam kết. Tức khi nguồn bên ngoài giá thấp, thời tiết thuận lợi, các nhà máy điện không tiêu thụ than của TKV dẫn tới tồn kho cao. Còn khi giá cao hay thời tiết không thuận lợi (mưa bão, lũ lụt...) thì lại quay về lấy than của TKV với khối lượng cao, nhất là trong điều kiện hiện nay giá than thế giới tăng kỷ lục, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Vì thế, để đảm bảo cấp đủ, ổn định than cho các nhà máy điện, TKV đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện tôn trọng, thực hiện nghiêm túc việc nhận than theo hợp đồng dài hạn đã ký.

Các nhà máy nhiệt điện cần đăng ký nhu cầu than hàng năm với khối lượng không chênh lệch quá khối lượng bình quân theo hợp đồng dài hạn và nhận đúng khối lượng để tập đoàn này có kế hoạch đầu tư các dự án, chủ động sản xuất than cung ứng cho điện.

Theo kế hoạch được phê duyệt, năm 2022 TKV sẽ cung cấp 43 triệu tấn, trong đó than xuất khẩu 1,8 triệu tấn; than bán trong nước 41,2 triệu tấn (than bán cho các doanh nghiệp sản xuất điện là 35 triệu tấn). Để có được sản lượng này thì than nguyên khai sản xuất khoảng 39,1 triệu tấn và nhập khẩu thêm gần 4,76 triệu tấn.

Hiện lượng nhập khẩu than trong 3 tháng đầu năm mới đạt gần 7% kế hoạch, TKV cho biết sẽ điều hành tăng sản lượng than nguyên khai khai thác lên mức tối đa. Tuy vậy, tập đoàn này cũng cảnh báo, nếu không có than nhập khẩu hoặc than nhập về chậm, khó có khả năng cung cấp được 35 triệu tấn than cho các nhà máy điện.

TKV còn cho biết, họ gặp khó khăn khi giá thành khai thác than ngày càng tăng. Lý do, các mỏ khai thác xuống sâu, một số đơn vị điều kiện địa chất biến động phức tạp, sai khác so với tài liệu thiết kế ban đầu, mức độ rủi ro trong quá trình khai thác tăng, cung độ vận chuyển ngày càng xa, tiền lương và các loại thuế phí tăng cao.

Trong khi đó, giá than bán cho điện không tăng trong 2 năm qua, nên lợi nhuận từ sản xuất than ngày càng giảm. Một số dự án đầu tư, phát triển mỏ than theo quy hoạch không cân đối được hiệu quả kinh tế để triển khai.

Bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu năm 2022 tăng cao và chiến sự Nga - Ukraine tác động lớn tới kinh tế, làm giá dầu, sắt thép, than tăng vọt, còn nguồn cung khan hiếm ... Điều này khiến việc nhập khẩu than về khó khăn hơn, và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tính toán của TKV, nếu giá dầu ở mức 120 USD một thùng, lợi nhuận của TKV giảm còn 1.264 tỷ đồng, và riêng sản xuất than lỗ 1.386 tỷ đồng.

"Nếu không được tăng giá bán than (gồm cả than bán cho các hộ điện) thì có nguy cơ không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, và có thể mất cân đối tài chính", tập đoàn này cho biết.

Trước những khó khăn này, TKV đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng giá bán than trong nước, nhất là giá bán cho các nhà máy điện, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tập đoàn này cũng cho rằng cần có giải pháp phù hợp trong điều độ hệ thống điện quốc gia, điều tiết hợp lý việc huy động các nhà máy thuỷ điện, điện năng lượng tái tạo và nhiệt điện sử dụng than để khối lượng cung cấp cho sản xuất điện hằng năm không dao động quá lớn...

Anh Minh

Anh Minh

Xem thêm: lmth.4791444-neid-taux-nas-ohc-pac-naht-ud-gnohk-ol-vkt/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“TKV lo không đủ than cấp cho sản xuất điện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools