vĐồng tin tức tài chính 365

Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vắc xin: mỗi người một mã QR?

2022-03-23 10:01
Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vắc xin: mỗi người một mã QR? - Ảnh 1.

Việt Nam đã đạt thỏa thuận hộ chiếu vắc xin với 17 quốc gia - Ảnh: TỰ TRUNG

Về lý thuyết hộ chiếu này có giá trị trong 12 tháng nhưng thực tế chỉ có giá trị theo hiệu quả của vắc xin ngừa COVID-19 và thời gian tính từ mũi tiêm cuối.

Thực tế từ cuối năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực cấp giấy chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19 điện tử, chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế trở lại. Đến nay đại đa số người Việt từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa COVID-19 từ cách đây 2 - 4 tháng, vì vậy hiệu lực của hộ chiếu này còn lại cũng có thể chỉ 2 - 4 tháng.

Vấn đề đặt ra là hộ chiếu vắc xin sẽ đóng vai trò đến mức nào khi có xu hướng nhiều quốc gia đang dần dần coi COVID-19 là một bệnh đặc hữu. Vì thế các quy định về tiêm chủng, xét nghiệm có thể cũng sẽ sớm thay đổi ở nhiều quốc gia.

Một chuyên gia về công nghệ trao đổi với Tuổi Trẻ

Hạn sử dụng 12 tháng liệu có lạc hậu?

Tại hội thảo tổ chức ngày 22-3 để triển khai việc cấp "Chứng nhận tiêm chủng điện tử" hay còn gọi là hộ chiếu vắc xin, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đến thời điểm này tỉ lệ bao phủ vắc xin ngừa COVID-19 của Việt Nam đã đạt mức rất cao so với khu vực và quốc tế, Chính phủ đã tuyên bố mở lại hoạt động du lịch quốc tế từ ngày 15-3. 

Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế, chứng nhận tiêm chủng điện tử hiển thị các thông tin cá nhân và thông tin tiêm chủng của người sử dụng, thông qua mã QR có hạn sử dụng 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.

Trả lời báo chí bên lề hội thảo, ông Nguyễn Bá Hùng - phó giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) - cho biết trong tuần vừa qua Bộ Y tế đã triển khai thí điểm cấp hộ chiếu vắc xin tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K và Bệnh viện E ở Hà Nội. 

Kết quả cho thấy hệ thống đã sẵn sàng triển khai cấp hộ chiếu vắc xin. Tuần tới sẽ bắt đầu cấp rộng rãi chứng nhận này cho người có nhu cầu. "Hộ chiếu vắc xin điện tử thuận lợi cho người dân trong giao thương, đi lại với quốc tế. Hiện Việt Nam và 17 quốc gia khác đã công nhận hộ chiếu vắc xin lẫn nhau", ông Hùng cho biết.

Tuy nhiên, khi chưa triển khai rộng rãi việc cấp hộ chiếu vắc xin này, đã có những ý kiến lo ngại có thể hộ chiếu này sẽ "lạc hậu" sớm bởi theo quyết định 5772 hạn sử dụng mã QR trong hộ chiếu vắc xin là một năm kể từ ngày khởi tạo, nhưng thực tế thời hạn sử dụng lại phải theo thời hạn vắc xin có hiệu lực bảo vệ (thông thường là 6 tháng). Do vậy thời hạn sử dụng mã QR trong hộ chiếu vắc xin trên thực tế của đa số người Việt sẽ không còn nhiều.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lo lắng có ách tắc trong triển khai cấp hộ chiếu vắc xin. Đại diện tỉnh Hà Giang nêu lý do lo ngại có ách tắc vì "ngay tại Hà Giang có hàng chục ngàn người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, nếu việc cấp chứng nhận tiêm chủng điện tử bị chậm thì sẽ khó cho họ". 

Một đại diện khác nêu một trở ngại có trong thực tế: người tiêm 3 mũi ở 3 nơi thì liệu có đủ dữ liệu để cấp hộ chiếu vắc xin?

Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vắc xin: mỗi người một mã QR? - Ảnh 3.

Nhiều quốc gia đã áp dụng hộ chiếu vắc xin để mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường mới Ảnh: DUYÊN PHAN

Người dân chỉ cần khai báo thông tin chuẩn

Theo ông Nguyễn Bá Hùng, sau khi Bộ Y tế ban hành quyết định 5772, có nhiều người dân đã đến trực tiếp tại Cục Y tế dự phòng hoặc gửi thư, gửi câu hỏi khi nào được cấp hộ chiếu vắc xin. "Từ ngày 15-3 mở cửa du lịch quốc tế, nhu cầu cấp hộ chiếu vắc xin chắc chắn sẽ nhiều", ông Hùng nhìn nhận.

Trước những lo ngại có ách tắc khi số lượng người cần cấp rất lớn trong thời gian ngắn, ông Hùng giải thích rằng chữ ký số có thể ký theo lô, cho hàng ngàn chứng nhận cùng lúc. 

"Theo quyết định 5772 cơ sở tiêm chủng sẽ thực hiện ký số, nhưng về giải pháp kỹ thuật chúng tôi đã xây dựng hai phương án, trong đó có cho phép cơ sở tiêm chủng ký số, hoặc tùy tình hình địa phương có thể giao sở y tế và trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Về quy trình cấp chứng nhận chúng tôi cho rằng dễ dàng. Theo quy trình, người dân không phải làm gì, chỉ cần khai báo thông tin chuẩn, cơ sở tiêm chủng sẽ xác nhận với hệ thống quốc gia về dân cư về dữ liệu tiêm chủng đã hiển thị trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc app PC COVID. Toàn bộ quá trình này do cơ sở tiêm chủng thực hiện", ông Hùng khẳng định.

Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết hiện có 193 triệu mũi tiêm đã cập nhật dữ liệu trên các nền tảng kể trên, chỉ còn 8.345.000 mũi đang được tiến hành nhập tiếp. "Chính xác là thông tin mũi tiêm của 76 triệu người dân đã được nhập lên Sổ sức khỏe điện tử và app PC COVID", đại diện Bộ Y tế cho biết.

Tuy nhiên qua thí điểm ở ba bệnh viện từ tuần trước, các bệnh viện cho biết vẫn còn một số trục trặc như khi tìm dữ liệu mũi tiêm thì phát hiện có... mũi tiêm giả mạo trên hệ thống, hoặc có mũi tiêm chưa được nhập liệu trong số trên 8,3 triệu mũi kể trên. Việc khắc phục cần được tiến hành sớm trước khi triển khai cấp hộ chiếu vắc xin chính thức.

Mỗi cá nhân một mã QR?

Hiện việc triển khai hộ chiếu vắc xin đang được bàn thảo giữa các bộ ngành liên quan. Nhưng theo thông tin ban đầu, hộ chiếu vắc xin như một dạng "thẻ xanh tiêm chủng" nhưng mã QR trên hộ chiếu vắc xin theo tiêu chuẩn châu Âu và có thể đọc được ở nước ngoài. Việc sử dụng thông tin khai báo bằng hình thức nào đang được xem xét. 

Theo ý kiến từ các chuyên gia của Bộ Thông tin và truyền thông, để tương thích với hệ thống khai báo nhập cảnh của nhiều quốc gia khác nhau, thông tin cá nhân về COVID-19 và tiêm vắc xin cần được chuẩn hóa từ hệ thống y tế, sau đó mỗi cá nhân có thể đăng ký để được cấp một mã QR.

Khi khai báo nhập cảnh, quét mã QR cá nhân sẽ có đầy đủ thông tin hợp pháp về tình trạng tiêm chủng của người nhập cảnh. Đây sẽ là hình thức sử dụng phổ biến nhất, tương thích với nhiều quốc gia, các chuyên gia cho biết. Các chuyên gia cũng lưu ý thêm là mỗi quốc gia có yêu cầu khác nhau trên tờ khai nhập cảnh nên việc sử dụng thông tin, khai báo hộ chiếu vắc xin còn tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng quốc gia và thỏa thuận cụ thể với Việt Nam.

Tuy nhiên để triển khai được, đòi hỏi dữ liệu các mũi tiêm phòng COVID-19, tình trạng đã mắc và khỏi COVID-19 của mỗi cá nhân phải được chuẩn hóa, đồng bộ và đủ tính hợp pháp thì phải được xác nhận bằng chữ ký số. Và đây là việc khá phức tạp vì hiện nay dữ liệu tiêm chủng ở các cơ sở y tế đều chưa được xác nhận bằng chữ ký số.

Nếu đồng bộ và hợp pháp hóa được dữ liệu tiêm chủng, người mắc COVID-19 đã khỏi thì có thể đưa việc cấp mã QR thành một dịch vụ công. Mỗi cá nhân đăng ký và được cấp một mã QR để sử dụng khi khai báo nhập cảnh tới các quốc gia như là hộ chiếu vắc xin.

Hiện cũng nhiều ý kiến cho rằng theo các quy định nhập cảnh hiện tại của nhiều quốc gia, cá nhân chỉ cần có chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng bao nhiêu giờ (tùy quy định cụ thể của từng quốc gia) trước khi nhập cảnh cùng lịch sử tiêm chủng phòng COVID-19. 

Hiện tại khi chưa có xác nhận hộ chiếu vắc xin thì việc nhập cảnh vào nhiều quốc gia vẫn đang diễn ra bình thường, trong đó yêu cầu quan trọng nhất là xét nghiệm âm tính trước khi nhập cảnh.

Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vắc xin: mỗi người một mã QR? - Ảnh 4.

Đồ hoạ: T.ĐẠT

17 quốc gia công nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, đến nay có 17 quốc gia đã công nhận chính thức trên nguyên tắc có đi có lại đối với giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19/giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 (gọi chung là hộ chiếu vắc xin) của Việt Nam.

Các quốc gia đó bao gồm: Mỹ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nhật Bản, Úc, Belarus, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Maldives, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, New Zealand, Singapore, Cộng hòa Saint Lucia và Hàn Quốc.

Người mang hộ chiếu vắc xin của các nước này vào Việt Nam và người mang hộ chiếu của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vắc xin ở sở tại. Việc công nhận này bao gồm việc miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận.

Bộ Ngoại giao đăng tải các thông tin chi tiết về danh sách các nước/vùng lãnh thổ cùng điều kiện và mẫu hộ chiếu vắc xin được công nhận trên cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao https://mofa.gov.vn/vi/ và cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự https://lanhsuvietnam.gov.vn/default.aspx để các cơ quan theo dõi, tra cứu.

Tính đến chiều 22-3, Việt Nam đã tiêm trên 202 triệu mũi vắc xin ngừa COVID-19.

Du khách Ahamide Zounenou (Cộng hòa Benin, Tây Phi):

Phải chờ đợi ở sân bay nhưng không thấy phiền toái

Ahamide Zounenou1

Đây là lần đầu tiên tôi tới Việt Nam, ngay khi Việt Nam vừa mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế. Để có mặt ở đây, tôi cũng đã làm nhiều thủ tục như điền các mẫu đơn khai báo, kết quả xét nghiệm PCR âm tính, thủ tục visa...

Tất cả các giấy tờ này được thu gọn trong một mã QR và khi đến sân bay chúng tôi chỉ quét mã này chứ không cần phải khai báo lại.

Có một trục trặc nhỏ là visa sẽ được cấp tại sân bay do tại nước tôi chưa có đại sứ quán của Việt Nam. Vì chúng tôi đi theo đoàn nên mất gần 2 giờ chúng tôi mới rời khỏi sân bay sau khi cả đoàn được cấp visa và lấy hành lý.

Quá trình này tuy hơi lâu nhưng chúng tôi không cảm thấy quá nhiều phiền toái về thủ tục, tuy nhiên, nếu rút ngắn được thời gian chờ đợi ở sân bay thì mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn.

Tôi đã ở Việt Nam được ba ngày và thực sự đang tận hưởng thời gian ở đây. Khách sạn và dịch vụ phòng quá tuyệt vời, thức ăn cũng rất ngon, con người thân thiện. Ngày tới, tôi sẽ bay ra Hà Nội và tôi được quảng cáo thời tiết ngoài đó cũng rất đẹp.

Ông Vincent Subilia (quốc tịch Thụy Sĩ):

Được đến Việt Nam lúc này là điều tuyệt vời

Vincent Subilia1

Tôi đến Việt Nam ngày 20-3 vừa qua sau gần hai năm chỉ quanh quẩn trong nhà và một số nước châu Âu. Làm thủ tục xuất cảnh để đến một quốc gia vừa mới mở cửa như Việt Nam tưởng sẽ phức tạp nhưng mọi thứ đều khá trơn tru, nếu không muốn nói là thuận lợi, dễ dàng.

Hành trình của tôi là bay từ Geneva, quá cảnh ở Bangkok và nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).

Tôi đã tiêm 3 mũi vắc xin và làm một số bước đăng ký online để có hộ chiếu vắc xin, xét nghiệm PCR trước chuyến bay 24 giờ. Đồng nghiệp tôi cũng hỗ trợ một số thủ tục online để đủ điều kiện nhập cảnh.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, các thủ tục sẽ rườm rà hơn nhưng sự thân thiện của các nhân viên hải quan ở sân bay khiến tôi có một ấn tượng rất tốt về Việt Nam. Tôi tin với cách mở cửa cởi mở như vậy, Việt Nam sẽ sớm đón được những đoàn khách quốc tế trở lại, không chỉ để làm ăn, đầu tư mà còn để trải nghiệm, khám phá trong vai trò là một du khách thực thụ.

N.BÌNH ghi

Hệ thống hộ chiếu vắc xin của Singapore, Thái Lan đã ổn

Singapore ho chieu vaccine

Mã QR gửi lại cho người đăng ký "hộ chiếu vắc xin" của Singapore qua app SingPass hoặc qua email để tải lên điện thoại di động - Ảnh: TST

Đối với người Singapore đã tiêm phòng đầy đủ và muốn ra nước ngoài chỉ cần truy cập trang web Notarise (notarise.gov.sg) của Chính phủ Singapore và cung cấp thông tin cần thiết để nhận hộ chiếu vắc xin. Hộ chiếu vắc xin COVID-19 tồn tại dưới dạng mã QR, bao gồm thông tin về tình trạng tiêm chủng và kết quả xét nghiệm trước khi khởi hành.

Công dân Singapore chỉ cần đăng nhập vào Notarise thông qua Singpass (định danh kỹ thuật số của người Singapore trên 15 tuổi), sau đó tải giấy xét nghiệm trước khi khởi hành và giấy chứng nhận tiêm chủng, tải giấy tờ cần điền thông tin và nộp trở lại. Đơn đăng ký bao gồm giấy chứng nhận đã tiêm phòng đầy đủ hay xét nghiệm âm tính.

Đơn đăng ký sẽ được phê duyệt và phản hồi kèm theo mã QR trong vòng 15 phút. Người dùng có thể xuất trình mã QR mà Notarise cấp bằng một trong hai cách: ảnh chụp trên điện thoại hoặc bản in. Các hãng bay và nhân viên xuất nhập cảnh tại nơi đến sẽ quét mã QR này.

Trong khi đó theo báo Thaiger, quy trình cấp hộ chiếu vắc xin ở Thái Lan trước đây tương đối khó khăn vì công dân phải đến làm việc trực tiếp và trả tiền để được cấp chứng nhận.

Giờ đây người dân Thái Lan đã có thể dễ dàng tải xuống ứng dụng Mor Prom và nhấn vào mục "Chứng nhận quốc tế" để nhận hộ chiếu vắc xin miễn phí trong khoảng 3 ngày làm việc. Hộ chiếu vắc xin kỹ thuật số đang được cấp miễn phí cho đến ngày 31-3, dành cho cả công dân Thái Lan và người nước ngoài cư trú tại nước này.

Đối với công dân Thái Lan, chỉ cần mã số định danh cá nhân (ID) gồm 13 chữ số là có thể đăng ký. Còn người nước ngoài đã tiêm chủng ở Thái Lan sẽ nhận được số ID sau khi tiêm liều 2.

Singapore và Thái Lan đều có 2 chương trình riêng tạo điều kiện cho người đã có hộ chiếu vắc xin nhập cảnh, đó là VTL và Test & Go. Singapore lần đầu triển khai chương trình Hành lang du lịch dành cho người đã tiêm chủng (VTL) vào tháng 9-2021.

Công dân nước ngoài đã tiêm chủng đầy đủ và có giấy chứng nhận tiêm chủng từ khoảng 30 quốc gia (trong đó có Việt Nam) có thể nhập cảnh mà không cần cách ly.

Tại Thái Lan, chương trình Test & Go cho phép khách du lịch nước ngoài đã được tiêm phòng đầy đủ nhập cảnh không cần cách ly, chỉ phải ở lại một đêm trong khách sạn nếu xét nghiệm RT-PCR cho kết quả âm tính.

Du khách muốn nhập cảnh Thái Lan chỉ cần đăng ký thẻ thông hành Thailand Pass khoảng 3 - 7 ngày trước khi khởi hành (trừ hao thời gian phê duyệt). Quy trình đăng ký yêu cầu người nhập cảnh nộp nhiều bản sao chụp giấy tờ như hộ chiếu, chứng nhận đã tiêm vắc xin, bảo hiểm...

Sau khi đăng ký thành công, du khách sẽ nhận được mã QR để xuất trình khi nhập cảnh.

Hiện Thái Lan vẫn đang trong giai đoạn đầu của kế hoạch 4 giai đoạn hạ cấp COVID-19 xuống thành bệnh đặc hữu. Ở giai đoạn 3 (khoảng tháng 6-2022), du khách đã tiêm chủng đầy đủ có thể nhập cảnh mà không cần xét nghiệm và ở giai đoạn cuối (sau tháng 7) du khách có thể nhập cảnh bất kể tình trạng tiêm chủng.

MINH KHÔI

Từ tuần sau Việt Nam chính thức cung cấp rộng rãi Từ tuần sau Việt Nam chính thức cung cấp rộng rãi 'hộ chiếu vắc xin'

TTO - Bộ Y tế cho biết đã có 3 bệnh viện gồm Bệnh viện E, K và Bạch Mai ở Hà Nội triển khai thí điểm cấp hộ chiếu vắc xin, dự kiến từ tuần sau sẽ cấp hộ chiếu vắc xin cho người có nhu cầu.

Xem thêm: mth.31880518032302202-rq-am-tom-iougn-iom-nix-cav-ueihc-oh-pac-es-iot-naut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vắc xin: mỗi người một mã QR?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools