vĐồng tin tức tài chính 365

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Không để tiềm năng sông nước Sài Gòn nhạt nhòa

2022-03-23 11:12
Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Không để tiềm năng sông nước Sài Gòn nhạt nhòa - Ảnh 1.

Sông Sài Gòn đoạn chảy qua quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: GIA TIẾN

Cần có bộ mặt kiến trúc mới

Thực tế quy hoạch hai bên bờ sông Sài Gòn đã được TP.HCM tính toán gần 2 thập niên qua, nhìn lại thì hành lang bờ sông vẫn đang bị đe dọa.

Hiện nay, hạ tầng ven sông Sài Gòn đang tồn tại 3 hình thái: các khu đại đô thị ven sông thuộc các dự án tư nhân phục vụ số ít người dân; các khu dân cư lâu đời, dự án cá nhân riêng lẻ ven sông; phần đất trống là ruộng đồng, dân cư thưa thớt. Rõ ràng, bờ sông Sài Gòn đang bị cắt khúc và phân đoạn.

TP.HCM cần lấy lại hành lang sông Sài Gòn, hình thành các tuyến đường hiện đại ven sông, đồng thời kết hợp lề đường rộng rãi thành các tuyến phố đi bộ. Từ đó phát huy giá trị đầu tiên của dòng sông là phục vụ lợi ích số đông người dân TP và là nơi để du khách đến thưởng ngoạn dòng sông.

Sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP.HCM dài 80km, nên ở mỗi đoạn sông cũng cần có những hình thái kiến trúc, công trình phụ trợ hai bên bờ phù hợp. Tuy nhiên, phải có sự thống nhất để dòng sông thật sự là điểm nhấn.

Theo đó, TP cần trồng hệ cây xanh gắn liền với mặt nước sông Sài Gòn tạo nên dải cây xanh đô thị xanh - sạch - đẹp. Như vậy, bộ 3, tuyến đường hiện đại ven sông - dải cây xanh đô thị - sông Sài Gòn, sẽ tạo thành trục dài uốn lượn quanh TP, tạo điểm nhấn đặc sắc khi nhìn từ trên cao.

Bên cạnh các công trình hiện hữu như Landmark 81, công viên Bến Bạch Đằng... thì TP cần có thêm nhiều công trình, cây cầu mới mang kiến trúc hiện đại, đột phá hơn. Đồng bộ là các tiện ích công cộng như hệ thống xe buýt sông hiện hữu, nhà vệ sinh công cộng đa năng, bãi giữ xe ngầm, hệ thống xe đạp GPS, xe buýt điện, WiFi miễn phí...

Để bảo vệ không gian mặt nước luôn sạch đẹp, không rác thải thì cần có nhiều hệ thống máy vớt và xử lý rác tự động, thông minh phục vụ.

Phát triển du lịch kết nối từ sông

Sông Sài Gòn cần có thương hiệu, bộ nhận diện riêng để thu hút du khách. Trong đó, việc hình thành đa loại hình du lịch sẽ là phương thức hiệu quả để quảng bá dòng sông.

Du lịch văn hóa tâm linh

TP nên tổ chức thêm nhiều tour du lịch đường sông để sông Sài Gòn trở thành nhịp dẫn kết nối (trục ngang) du khách với hàng loạt di tích và địa điểm văn hóa như quảng trường Mê Linh, cảng Ba Son, bến Nhà Rồng... thuận lợi đi vào trung tâm TP, đến tham quan chợ Bến Thành, Bưu điện TP, nhà thờ Đức Bà, hội trường Thống Nhất...

Loại hình này sẽ phù hợp với khách ngoại tỉnh và quốc tế. Thông qua dòng sông, du khách sẽ được giới thiệu về lịch sử, văn hóa, bản sắc truyền thống đa dạng bên trong một TP hiện đại, năng động, sáng tạo như TP.HCM.

Du lịch sinh thái

Theo chia sẻ của lãnh đạo huyện Củ Chi, trong tương lai, Củ Chi sẽ phát triển theo hướng đô thị sinh thái và TP trực thuộc TP.HCM.

Như vậy, cùng với Cần Giờ, TP.HCM sẽ có hai đô thị sinh thái ở hai đầu sông Sài Gòn: hạ du là rừng ngập mặn Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới; thượng nguồn là Củ Chi, với diện tích hành lang bờ sông chưa bị thiệt hại nhiều nên sẽ rất dễ để hình thành những đô thị sinh thái, nông nghiệp, dân cư, nhà vườn ven sông.

Từ đây, sông Sài Gòn lại tiếp tục là cầu nối (trục dọc) kết nối du khách từ trung tâm TP đi đến tham quan, khám phá du lịch sinh thái tại Củ Chi, Cần Giờ bằng đường sông.

Du lịch thể thao

TP.HCM cần đẩy mạnh các hoạt động thể thao dưới nước (bơi/đua ghe/đua thuyền SUP/du thuyền/...) gắn kết với sông Sài Gòn.

TP cũng phải có thêm nhiều lễ hội thường niên, tạo giá trị gợi nhớ cho du khách với dòng sông như: "Hội đua ghe truyền thống Sài Gòn - Gia Định", "Cuộc thi đua thuyền SUP quốc tế TP.HCM", "Festival diều quốc tế Sài Gòn"...

Tạo điểm nhấn đô thị sông nước kiểu mẫu

Địa thế của Thanh Đa và Thủ Thiêm rất đặc biệt so với sông Sài Gòn. Hai khu vực này vẫn còn quỹ đất dọc sông lớn chưa bị khai thác nhiều, phần lớn vẫn là địa thế hoang sơ.

TP.HCM nên tổ chức thi tuyển để tìm ra phương án thiết kế kiến trúc đủ tầm "biến" Thanh Đa và Thủ Thiêm trở thành hai đô thị sông nước kiểu mẫu được bao bọc bởi sông Sài Gòn.

Phát triển thành hai phân khu đa chức năng với những công trình kiến trúc, cảnh quan có tính biểu tượng và bản sắc, có môi trường sống tốt cho mọi người và cuốn hút du khách khi đến TP.HCM.

Tại đây không được xây dựng công trình quá cao hoặc mật độ quá dày, mà cần đảm bảo sự thông thoáng của không gian tự nhiên, cũng như không xâm hại đến dòng sông.

Cảm ơn bạn đọc đã gửi bài dự thi

Báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn" nhằm tìm các ý tưởng và giải pháp để góp phần phát triển sông Sài Gòn. Các bạn có thể gửi ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu, đồ án, kế hoạch, ý tưởng... góp phần vào mô hình phát triển mới, hình dung về các đô thị bên sông của dòng sông trù phú này.

Các bài viết, đồ án sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ. Kết quả cuộc thi sẽ công bố trên các ấn phẩm Tuổi Trẻ và đặc san kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước 30-4. Bài dự thi gửi về email: songsaigon@tuoitre.com.vn hoặc gửi về báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM; ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn".

Thời gian nhận bài dự thi: từ 7-3 đến hết ngày 20-4-2022. Giải thưởng: Giải tập thể: 1 giải nhất: 30 triệu đồng; 1 giải nhì: 20 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng. Giải cá nhân: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 10 triệu đồng; 1 giải ba: 5 triệu đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải 3 triệu đồng.

Báo Tuổi Trẻ cảm ơn các bạn đọc đã gửi bài dự thi.

Ban tổ chức

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Không để tiềm năng sông nước Sài Gòn nhạt nhòa - Ảnh 3.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Ai đang tạo hình dáng vẻ của dòng sông?Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Ai đang tạo hình dáng vẻ của dòng sông?

TTO - Chính chúng ta là chủ thể tác động, sáng tạo nên dáng vẻ của sông Sài Gòn. Tương lai của dòng sông, sức sống của vùng đô thị sinh ra từ đôi bờ sông này đang được định hình từng ngày bằng tư duy phát triển và trách nhiệm của tất cả người dân.

Xem thêm: mth.74382611222302202-aohn-tahn-nog-ias-coun-gnos-gnan-meit-ed-gnohk-nog-ias-gnos-neirt-tahp-ek-neih/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Không để tiềm năng sông nước Sài Gòn nhạt nhòa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools