Một người dân ở Trung Quốc đang được xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: AP
Theo Hãng tin Bloomberg, các ca COVID-19 đang gia tăng ở một số nước châu Âu như Pháp, Ý, Anh, Áo và Đức. Trung Quốc, duy trì chiến lược Zero COVID, cũng phải vật lộn với sự gia tăng các ca nhiễm mới. Mỹ cũng đã bắt đầu báo động.
Làn sóng nhiễm dịch mới diễn ra chủ yếu ở các quốc gia loại bỏ các hạn chế đi lại quá sớm. Trong khi đó, BA.2, biến thể phụ của Omicron, dễ lây lan hơn bắt đầu lan rộng.
Ở Anh, việc chấm dứt quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và yêu cầu tự cách ly nếu bị nhiễm bệnh, khiến nhiều người dân mất cảnh giác và các ca nhiễm biến thể BA.2 đã tăng vọt.
Từ tuần này, Anh đề nghị 5 triệu cư dân lớn tuổi và dễ bị tổn thương nên tiêm vắc xin mũi thứ tư. Bộ trưởng Y tế Sajid Javid gợi ý những người trên 50 tuổi có thể được tiêm mũi thứ tư kể từ mùa thu.
Dữ liệu từ Đan Mạch và Thụy Điển ghi nhận 2 quốc gia này có biến thể BA.2 xuất hiện sớm, nhưng không gia tăng các ca nhiễm. Cả 2 quốc gia đều có tỉ lệ tiêm chủng cao trên 70%, giúp họ tăng cường mức độ miễn dịch cao chống lại được biến thể BA.1 và BA.2.
Bức tranh ở Mỹ kém rõ ràng hơn. Trong hai đợt dịch COVID-19 trước đây, quỹ đạo lây nhiễm của Mỹ đã chậm so với châu Âu vài tuần, vì vậy điều tương tự cũng có thể xảy ra lần này. Hiện tại, tỉ lệ ca nhiễm biến thể BA.2 Omicron ở Mỹ là 10-15%, cùng mức với Anh vào đầu tháng 2.
Tuy nhiên, tỉ lệ bao phủ vắc xin của Mỹ không cao bằng nhiều nước châu Âu. Điều này cũng khiến tỉ lệ ca nhiễm COVID-19 chuyển biến nặng của Mỹ luôn ở mức cao hơn so với châu Âu.
Quốc hội Mỹ vừa cắt 15 tỉ USD ngân sách cho các biện pháp liên quan đến COVID-19. Điều này có thể gây khó khăn thêm cho y tế và người dân Mỹ, đặc biệt là đối với những bộ phận dân cư dễ bị tổn thương.
Số lượng người nhiễm dịch COVID-19 ngày càng gia tăng, đặt ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với các quốc gia theo đuổi chính sách Zero-COVID như Trung Quốc.
Việc phong tỏa nghiêm ngặt đã ngăn ngừa được sự nhiễm dịch từ các biến thể trước đó và giữ tỉ lệ tử vong ở mức thấp. Tuy nhiên, điều này làm vắc xin kém hiệu quả hơn khi bước vào giai đoạn phát triển của biến thể Omicron và biến thể phụ BA.2, vốn dĩ lây lan nhanh hơn.
Ở New Zealand, tỉ lệ bao phủ vắc xin mạnh mẽ đang giúp kiểm soát mức độ nghiêm trọng của bệnh, với tỉ lệ tử vong ở mức tương đối thấp.
Điều đó hoàn toàn trái ngược với bức tranh ở Hong Kong, nơi dịch đang gia tăng nhanh chóng và có tỉ lệ tử vong cao. Sự khác biệt nằm ở vắc xin. Hong Kong mới chỉ tiêm vắc xin tăng cường được cho 26,8% dân số.
Số lượng ca COVID tăng cao cũng làm tăng cơ hội xuất hiện của các biến thể mới.
Theo các chuyên gia, trong khi chúng ta đang học cách sống chung với COVID-19, vắc xin và thuốc điều trị vẫn là biện pháp bảo vệ tốt nhất để chống lại virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo làn sóng di cư lớn của người Ukraine sang các nước láng giềng có thể khiến dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh hơn, nhiều người sẽ gặp rủi ro mắc bệnh nặng do thiếu nguồn cung oxy.
Xem thêm: mth.87164441132302202-oas-ar-ioig-eht-gnod-cat-5-uht-divoc-gnos-nal/nv.ertiout