vĐồng tin tức tài chính 365

Chi phí logistics làm khó doanh nghiệp

2022-03-24 08:50
Chi phí logistics làm khó doanh nghiệp - Ảnh 1.

Tàu container KMTC NAGOYA PANAMA chuẩn bị cập cảng Cát Lái, TP Thủ Đức, TP.HCM trưa 23-3 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo phản ánh mới nhất của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), không chỉ giá cước vận tải biển neo ở mức cao, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc đặt container. 

Chẳng hạn, giá cước đi tuyến châu Á như: Thái Lan (cảng Bangkok, Laem Chabang) 1.600 - 2.500 USD/cont tùy hãng, Philippines (Davao, Cebu, General Santos) dao động 4.000 - 5.300 USD/cont; đi các cảng bờ tây dao động 12.000 - 14.000 USD/cont (tùy hãng). 

Với tuyến đi bờ đông như: Baltimore, Miami, New Orleans, Houston..., giá cước dao động ở mức từ 19.000 - 22.000 USD/cont, chưa kể rất khó đặt chỗ do cảng này có ít hãng tàu nhận vận chuyển, có những tháng còn bị cắt bớt chuyến và có sự chênh lệch giá lớn, thậm chí cả ngàn USD giữa các hãng tàu.

Thậm chí, tình trạng hủy đặt chỗ cũng xảy ra liên tục. Gần tới ngày kéo container, đại lý hoặc hãng tàu sẽ báo với chủ hàng là hết hoặc thiếu container, nhà xuất khẩu phải đôn đáo chạy tìm các bên khác với giá cước đã được nâng lên hoặc cao hơn thì vẫn còn. 

Hiện tượng "làm giá" hoặc cố tình "găm cont" này khiến các chủ hàng buộc phải "móc túi" trả thêm cho bên khác có khi tới cả ngàn USD để lấy được đặt chỗ.

Theo Vasep, đây là điều khiến doanh nghiệp luôn luôn trong trạng thái lo âu vì lỡ chuyến, các chủ hàng còn phải xếp hàng xin đặt chỗ, thậm chí nay phải chờ tới cận ngày tàu chạy mới được giao container rỗng. 

Kẹt cảng, lịch tàu liên tục hoãn, hàng đống container kéo vào cảng không có chỗ dồn ùn ứ. Đặt được chỗ nhưng chưa chắc đã có container. Có container rồi chưa chắc hạ được container, container hạ rồi chưa chắc tàu chạy... đây là chuỗi lo lắng, thấp thỏm của các chủ hàng.

Do sự tăng "nóng" của giá xăng dầu nên từ đường bộ đến đường biển, các doanh nghiệp vận tải đều rục rịch lên phương án tăng giá mới. Chi phí logistics mà doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu đang vượt quá giới hạn do không thể khống chế mức trần. 

Rất nhiều lý do được các hãng tàu đưa ra về việc tăng cước phi mã như: thiếu container, xung đột chiến sự ở Ukraine... để tăng giá. Thiệt hại cuối cùng chính là những doanh nghiệp, những chủ hàng khi đứng trước lựa chọn khó khăn có hay không chấp nhận để được xuất hàng.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại chi phí giá thành bị đội lên, hàng hóa khó cạnh tranh khi TP.HCM sẽ bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển vào ngày 1-4. 

Theo ông Lê Duy Hiệp - chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, các chi phí logistics đang khá cao, việc thêm khoản phí cảng biển sẽ thêm áp lực cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thương mại.

TP.HCM đầu tư hạ tầng để giảm chi phí logisticsTP.HCM đầu tư hạ tầng để giảm chi phí logistics

TTO - Hội thảo "Nhận diện cơ hội và thách thức đối với sự phát triển ngành logistics TP" do Hiệp hội Logistics TP.HCM tổ chức chiều 30-11, thu hút sự quan tâm của các sở ngành, chuyên gia và doanh nghiệp. Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã đến tham dự.

Xem thêm: mth.60291403232302202-peihgn-hnaod-ohk-mal-scitsigol-ihp-ihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chi phí logistics làm khó doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools