Tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, phóng viên đã đặt câu hỏi về lý do TPHCM chưa cho F0 đi làm như nhiều tỉnh thành khác. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM đã có những lý giải về lý do chưa cho F0 đi học, đi làm.
Cụ thể, dù số ca mắc COVID-19 và số ca tử vong đang giảm sâu, tuy nhiên số ca chuyển biến nặng giảm chưa bền vững. Nhiều bệnh nhân vẫn chuyển nặng, một số trường hợp phải thở máy xâm lấn.
Tính đến ngày 24/3 các bệnh viện trên địa bàn thành phố đang điều trị 4.274 bệnh nhân, trong đó có 84 bệnh nhân nặng đang thở máy, 5 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 23/3 có 566 bệnh nhân nhập viện, 697 bệnh nhân xuất viện, 2 trường hợp tử vong.
Theo phân tích của bà Huỳnh Mai, nếu không kiểm soát tốt nguy cơ để bệnh nhân mắc COVID-19 tăng cao thì thành phố sẽ phải đối mặt với số bệnh nhân chuyển biến nặng, tử vong tăng theo.
Từ thực tế trên Sở Y tế đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành văn bản hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (F1). Trước mắt, thành phố đã cho phép F1 được đi làm và học sinh F1 được đi học với điều kiện phải kiểm soát để tránh lây lan dịch bệnh. Ngành y tế tiếp tục đặt mục tiêu kiểm soát dịch để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho xã hội để có sự ổn định phát triển kinh tế.
Chia sẻ thêm về việc chưa cho F0 đi học, đi làm, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố cho biết, hiện nay, Bộ Y tế mới đề xuất cho phép F0 đi làm có điều kiện trong trường hợp thực sự cần thiết và phải đảm bảo tiêu chí an toàn dịch chứ không phải F0 nào cũng được đi làm.
Theo Vân Sơn
Tiền Phong
Xem thêm: nhc.54111029052302202-mal-id-0f-ohc-auhc-mchpt-oas-iv/nv.zibefac