vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế châu Âu vạ lây vì chiến sự

2022-03-25 16:29

Tác động của xung đột Ukraine đang lan nhanh khắp châu Âu khi phá vỡ chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng, làm suy yếu niềm tin người tiêu dùng và khiến giá nguyên liệu, năng lượng tăng vọt. Việc dỡ bỏ các hạn chế áp dụng trong đại dịch đối với lĩnh vực dịch vụ của châu Âu đang làm dịu bớt căng thẳng. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng tác động tích cực này sẽ giảm dần. Chiến sự sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến tăng trưởng, do chi phí năng lượng cao đẩy giá tiêu dùng leo thang.

Hôm 24/3, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay, do tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổ chức này cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2,6%, so với dự báo trước đó là 3,6%.

Phần lớn mức suy giảm sẽ xảy ra ở khu vực eurozone, nơi UNCTAD cho rằng tăng trưởng sẽ chỉ còn 1,7%, bằng nửa dự báo trước đây. Cùng với đó, họ hạ dự báo của Mỹ, với GDP có thể chỉ tăng 2,4%, giảm từ 3%.

S&P Global hôm thứ năm cũng công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của khu vực eurozone - thước đo quan trọng về hoạt động sản xuất và dịch vụ - đã giảm xuống 54,5 trong tháng 3 từ mức 55,5 tháng 2. PMI trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.

Diễn biến chỉ số giá đầu vào từ trên xuống gồm eurozone, Mỹ và Nhật Bản từ 2021 đến nay. Đồ họa: WSJ

Từ trên xuống: diễn biến chỉ số giá đầu vào của eurozone, Mỹ và Nhật Bản từ 2021. Đồ họa: WSJ

Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu phụ thuộc lớn vào Nga để có nguồn cung năng lượng, bao gồm dầu và khí đốt tự nhiên được vận chuyển qua các đường ống. Giá năng lượng đã tăng từ trước xung đột Ukraine. Và từ hôm 24/2 - khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine, giá tiếp tục leo thang do lo ngại nguồn cung bị gián đoạn trong những tháng tới.

Kết quả là các doanh nghiệp khu vực eurozone ghi nhận mức tăng chi phí mạnh nhất kể từ năm 1998. Để phản ứng với điều này, doanh nghiệp quyết định tăng giá sản phẩm, dịch vụ.

"Cuộc chiến đã làm trầm trọng thêm áp lực giá cả liên quan đến đại dịch. Điều này chắc chắn sẽ khiến giá tiêu dùng tăng cao hơn trong những tháng tới", Chris Williamson - kinh tế trưởng tại S&P Global nhận định.

Chiến sự cũng giáng đòn mạnh vào niềm tin của người tiêu dùng khu vực này, theo kết quả khảo sát do Ủy ban châu Âu công bố hôm 23/3. Khảo sát cho thấy niềm tin tháng 3 sụt giảm so với đầu năm 2020 - khi đại dịch mới xuất hiện.

S&P Global nói rằng các nhà sản xuất ôtô của châu Âu là một trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong những tuần đầu chiến sự nổ ra. Xung đột đã gây ra tình trạng thiếu hụt một số bộ phận được sản xuất tại Ukraine, dẫn đến việc ngừng sản xuất tại một số nhà máy trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, sự tắc nghẽn nguồn cung đó dường như đang giảm bớt.

"Do tình hình cung ứng linh kiện được cải thiện trong ngắn hạn, Volkswagen có thể tăng cường sản xuất tại nhà máy Zwickau & Dresden (Đức) vào tuần tới nhanh hơn kế hoạch", Người phát ngôn của tập đoàn cho biết. Hiện Zwickau là nhà máy sản xuất xe điện chính của Volkswagen ở Châu Âu.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng hạ dự báo tăng trưởng khu vực đồng euro năm nay xuống 3,7% từ 4,2%, giả định rằng sự gián đoạn nguồn cung năng lượng và niềm tin sụt giảm chỉ là tạm thời và chuỗi cung ứng toàn cầu không bị ảnh hưởng đáng kể.

Dù vậy, họ cũng thừa nhận thiệt hại do xung đột vẫn có thể lớn hơn. Việc cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga có thể khiến tăng trưởng chậm lại từ 2,5% đến 2,3%.

Một kệ hàng trống ở Barcelona, Tây Ban Nha tuần này. Ảnh: Bloomberg

Một kệ hàng trống ở Barcelona, Tây Ban Nha tuần này. Ảnh: Bloomberg

Đầu tháng này, ECB cho biết sẽ giảm mua trái phiếu chính phủ trong ba tháng tới và có thể kết thúc hoàn toàn việc này vào tháng 9 để kiềm chế lạm phát đã ở mức 5,9% vào tháng 2. Các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh họ sẽ linh hoạt ứng phó với những diễn biến kinh tế các tháng tới, thay vì đi theo lộ trình đã định.

"Sự bất ổn đặc biệt hiện nay đồng nghĩa chúng ta cần khiêm tốn về mức độ chính xác khi dự báo về tương lai của nền kinh tế", Frank Elderson, Chuyên gia định giá của ECB, bình luận hôm 24/3.

ECB cho biết có thể tăng lãi suất cơ bản "một thời gian" sau khi ngừng mua trái phiếu. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu rằng có thể sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm sáu lần nữa năm nay.

Tuy nhiên, UNCTAD cảnh báo việc thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhanh ở các nước giàu có thể khiến tăng trưởng toàn cầu giảm tốc nhanh hơn dự kiến và đe dọa khả năng trả nợ của một số nước đang phát triển. Tổ chức này cho biết có rất ít dấu hiệu cho thấy lạm phát tăng đang kéo tiền lương lên cao. Cùng với đó, chi phí đi vay tăng sẽ không giải quyết được các vấn đề của chuỗi cung ứng, vốn là một phần nguyên nhân dẫn đến giá cả tăng.

"Chúng tôi không tin rằng nó sẽ có tác dụng. Bạn không thể khắc phục những vấn đề đó bằng cách tăng lãi suất", Richard Kozul-Wright, Giám đốc bộ phận toàn cầu hóa của UNCTAD, giải thích.

Phiên An (theo WSJ)

Xem thêm: lmth.4433444-us-neihc-iv-yal-av-ua-uahc-et-hnik/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế châu Âu vạ lây vì chiến sự”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools