Cầu Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn - Ảnh: GIA TIẾN
Xu hướng của khách tham quan hiện nay đang có chiều hướng thiên về khám phá vẻ đẹp tự nhiên, tận hưởng không khí trong lành, song giá cả phải bình dân.
Chúng ta đang có những địa chỉ thừa sức "níu chân" du khách. Bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cũng có ba mặt giáp sông. Khu du lịch Bình Quới đi vào hoạt động từ vài chục năm nay. Xung quanh còn có nhiều "vệ tinh" khác như các thương hiệu ẩm thực ven sông, khu vực tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời.
Sự hỗ trợ tích cực từ các loại hình dịch vụ này giúp Bình Quới trở thành nơi được nhiều gia đình ghé thăm, vui chơi và dùng buffet cuối tuần. Bến phà ngang sát bên rút ngắn thời gian di chuyển sang Thủ Đức, so với đường bộ phải đi vòng 20km.
Tôi đề xuất xây cầu nối đôi bờ sông Rạch Chiếc tại bến phà này chắc không phải chuyện khó làm. Nhu cầu qua lại của người dân ngày càng nhiều. Ngoài ra, sang đến bờ Thủ Đức, khách du lịch sẽ gặp ngay bến cuối cùng của tuyến tàu buýt Bạch Đằng - Linh Đông.
Lên tàu ngắm cảnh sông nước rồi lững thững dạo trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, hai nhà ga metro gần đấy và khu vực trung tâm thành phố, cũng đủ giúp "tiêu thụ" khá nhiều thời gian. Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi bến phà trên làm bến tàu du lịch, có ý nghĩa kinh tế lại vừa mang tính nhân văn.
Du khách nước ngoài rất thích tham quan địa đạo Củ Chi, đền Bến Dược sau khi đã đến hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập). Việc khẩn trương mở tuyến tàu buýt trên sông từ quận 1 "trực chỉ" đất thép thành đồng cũng cần được ưu tiên.
Kết hợp khéo léo giữa hai loại hình giao thông thủy - bộ sẽ lợi hại như "song kiếm hợp bích". Trong đó, đi lại trên sông nước có ưu điểm hơn nhờ "ba không": không kẹt xe, không ô nhiễm, không lo tai nạn.
Tùy theo nhu cầu, khách du lịch nếu không tiếp tục đi thẳng lên Tây Ninh vẫn về lại thành phố bằng đường bộ. Ghé thăm di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn), hoặc ra sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) kịp giờ cất cánh.
Tận dụng một số đoạn kênh phù hợp để hình thành chợ nổi cũng góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, nét văn hóa đặc trưng của vùng đất phương Nam.
Sông trong lòng phố và phố bên sông, chúng ta có đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để làm nên một thương hiệu du lịch đậm chất sông nước, đa dạng các điểm tham quan, thừa sức "quyến rũ" du khách quay trở lại. Người dân cũng được như "trở về dòng sông tuổi thơ".
Cảm ơn bạn đọc đã gửi bài dự thi
Báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi Hiến kế phát triển sông Sài Gòn nhằm tìm các ý tưởng và giải pháp để góp phần phát triển sông Sài Gòn.
Các bạn có thể gửi ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu, đồ án, kế hoạch, ý tưởng... góp phần vào mô hình phát triển mới, hình dung về các đô thị bên sông của dòng sông trù phú này.
Các bài viết, đồ án sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ. Kết quả cuộc thi sẽ công bố trên các ấn phẩm Tuổi Trẻ và đặc san kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước 30-4.
Bài dự thi gửi về email: songsaigon@tuoitre.com.vn.
Thời gian nhận bài dự thi: đến hết ngày 20-4-2022.
Giải thưởng:
Giải tập thể: 1 giải nhất: 30 triệu đồng; 1 giải nhì: 20 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng.
Giải cá nhân: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 10 triệu đồng; 1 giải ba: 5 triệu đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải 3 triệu đồng.
Ban tổ chức
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
TTO - Từ bao đời nay, Sài Gòn - TP.HCM luôn mang dấu ấn của đô thị sông nước bởi hệ thống kênh rạch hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của vùng đất này.
Xem thêm: mth.72240918182302202-nog-ias-gnos-neirt-tahp-ceiv-ohc-coun-gnos-hcil-ud-ueih-gnouht-yax/nv.ertiout