Hình ảnh mô phỏng quá trình cấy ghép ty thể - Ảnh: NEW ATLAS
Ty thể được biết đến như là cơ quan năng lượng của các tế bào. Chúng hấp thụ glucose, oxy và sản xuất năng lượng.
Với vai trò trung tâm trong tế bào, khi ty thể bị trục trặc, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các cơ quan trong cơ thể, nhất là ở những cơ quan cần nhiều năng lượng như tim và não.
Các nhà khoa học tại Đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ) đã phát triển một phương pháp cấy ghép ty thể mới, mà họ cho rằng đảm bảo tỉ lệ sống sót cao của tế bào và mang lại hiệu quả lớn.
Nghiên cứu này được công bố mới đây trên tạp chí khoa học PLOS Biology.
Bước đột phá này dựa trên một khả năng mới được tìm thấy để điều khiển các bào quan (thành phần cấu trúc hợp thành tế bào) nhờ sự hỗ trợ của một ống nano hình trụ được phát triển đặc biệt.
Công cụ nhỏ bé này cho phép các nhà khoa học xuyên thủng màng tế bào khỏe mạnh, hút các ty thể hình cầu, chọc thủng màng tế bào bị tổn thương và đặt ty thể vào ngôi nhà mới của nó.
Liệu pháp này với sự trợ giúp của tia sáng laser (điều khiển chính xác vị trí của ống tiêm và bộ điều chỉnh áp suất) cho phép chuyển những thể tích chất lỏng cực kỳ nhỏ.
Các ty thể được cấy ghép có tỉ lệ sống sót hơn 80%. Theo nhóm nghiên cứu, các kết quả cho thấy phương pháp này hiện đã đạt đến điểm khả thi về mặt kỹ thuật.
Tiến sĩ Christoph Gäbelein, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Cả tế bào cho và tế bào nhận đều sống sót sau quy trình xâm lấn tối thiểu này".
Kỹ thuật này có thể được triển khai như một cách điều trị các cơ quan bị bệnh trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng có thể được sử dụng trong lĩnh vực chống lão hóa, trẻ hóa các tế bào gốc bị suy giảm hoạt động trao đổi chất khi chúng ta già đi.
TTO - Các nhà nghiên cứu sử dụng sóng âm tần số cao để biến tế bào gốc thành tế bào xương. Một hướng đi mới trong lĩnh vực kỹ thuật mô và y học tái tạo, giúp bệnh nhân mọc lại xương bị mất do ung thư hoặc bệnh thoái hóa.
Xem thêm: mth.13535245192302202-tehc-gnad-nauq-oc-cac-uuc-eht-oc-oab-et-cac-auig-eht-yt-pehg-yac/nv.ertiout