Theo vị tỷ phú này, các nhà chức trách Vương quốc Anh phải cho phép ông chi tiêu một số tiền nhất định để có thể đi taxi và mua thức ăn.
“Tôi không biết liệu điều này có đủ để sống một cuộc sống bình thường, không dư thừa hay không. Tôi thậm chí không thể mời bạn đến một nhà hàng. Tôi phải ăn ở nhà và thực tế là tôi bị quản thúc tại gia”, ông Fridman phàn nàn.
Sau lệnh trừng phạt của các nước phương Tây, ông đã rời khỏi tất cả các chức vụ của mình, bao gồm cả ban giám đốc của công ty đầu tư LetterOne.
Tỷ phú Nga Mikhail Fridman. (Ảnh: Flickr) |
Ông Fridman cho biết thêm, ông không biết có được hỗ trợ căn nhà mà mình mua và cải tạo nó hay không. Ông cũng nghi ngờ liệu ông sẽ tiếp tục sống ở London hay bị buộc phải rời đi, điều mà doanh nhân người Nga không muốn “vì nhiều lý do”.
“Tôi đã sống ở London 8 năm, tôi đã đầu tư hàng tỉ USD vào Vương quốc Anh và các nước châu Âu khác và câu trả lời cho điều này là mọi thứ đã bị tịch thu và tôi bị đuổi ra khỏi nhà”, doanh nhân người Nga nói.
Đồng thời, ông Fridman tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nhân Nga trong những trường hợp này là phản tác dụng.
“Chủ nghĩa dân túy rất hấp dẫn, nhưng từ quan điểm thực tế, các biện pháp trừng phạt là phản tác dụng, bởi vì chúng thúc đẩy những doanh nhân quay trở lại Nga, vì họ không thể đi đâu cả”, ông Friedman nhấn mạnh.
Tỷ phú Friedman cũng kêu gọi các nước phương Tây “thông minh hơn” khi áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Trước đó, hôm 28/2, Liên minh châu Âu (EU) áp lệnh trừng phạt đối với ông Fridman, người đang sống tại London, Anh. Tuyên bố của EU nói rằng ông Fridman là nhà tài phiệt hàng đầu và là người giúp đỡ các nhân vật xung quanh Tổng thống Putin.
Theo các nguồn tin, 2 ngày sau quyết định trừng phạt của EU, ông Fridman đã nhượng lại quyền kiểm soát đối với ít nhất 3 công ty ở Anh, nơi ông không bị trừng phạt. Ông Fridman đã chuyển số cổ phiếu đó cho một cựu nhân viên tại LetterOne (Luxembourg), công ty đầu tư mà ông đồng sáng lập.
Sinh ra ở Ukraine trước khi Liên Xô tan rã, ông Fridman là người sáng lập Alfa, ngân hàng tư nhân lớn nhất của Nga, và điều hành công ty đầu tư LetterOne.
Hôm 2/3, trong buổi họp báo ở London, tỷ phú Fridman nói rằng chiến tranh là thảm họa đối với cả hai phía. Ông không trực tiếp nói về chiến dịch của Nga ở Ukraine vì cho rằng những tuyên bố cá nhân có thể khiến không chỉ bản thân ông mà còn cả các nhân viên và đồng nghiệp của ông gặp phải rủi ro.
Tỷ phú Fridman cho hay, áp đặt trừng phạt nhằm vào giới tài phiệt Nga sẽ không có tác động như mong muốn đối với việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Theo Thanh Bình
Infonet/Vietnamnet
Xem thêm: nhc.78833621103302202-gnah-ahn-na-id-neit-ud-gnohk-ceiv-ev-nan-nahp-agn-uhp-yt/nv.zibefac