vĐồng tin tức tài chính 365

Khoảng trống pháp lý từ vụ ông Trịnh Văn Quyết

2022-03-31 07:18

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 29-3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC, về tội thao túng thị trường chứng khoán (TTCK) theo Điều 211 BLHS 2015.

Vụ án này được nhiều người quan tâm bởi đây là tội danh mới được quy định trong BLHS 2015 và thực tế cũng ít bị xét xử. Vậy cấu thành của tội này có gì đặc biệt và mức hình phạt cao nhất đã đủ sức răn đe hay chưa?

Thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm

Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt về tội thao túng TTCK theo Điều 211 BLHS. Chủ tịch FLC bị cáo buộc gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư (NĐT), ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của TTCK Việt Nam.

Khoảng trống pháp lý từ vụ ông Trịnh Văn Quyết - ảnh 1
Ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: FLC

Theo thông tin ban đầu, hành vi thao túng TTCK của ông Quyết được thực hiện bằng cách chỉ đạo nhiều người, sử dụng nhiều tài khoản để tổ chức “thổi giá” cổ phiếu. Đây là hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019.

Sau khi đẩy giá cổ phiếu FLC lên cao, ông Quyết đã thực hiện “bán chui” 175 triệu cổ phiếu mà không thực hiện thông báo theo quy định trước khi giao dịch để thu lợi bất chính hơn 530 tỉ đồng.

ThS Võ Văn Tài, Phó Trưởng Khoa kiểm sát hình sự Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM, phân tích: Về khách thể, hành vi của ông Quyết đã xâm phạm hoạt động bình thường của TTCK, hoạt động hợp pháp, cạnh tranh lành mạnh của TTCK.

Việc ông Quyết “bán chui” cổ phiếu mà không thông báo theo quy định đã làm cho giá cổ phiếu lên xuống không đúng theo nguyên tắc của thị trường. Việc này nhằm mục đích thu lợi bất chính. Lỗi ở đây là lỗi cố ý, động cơ là vụ lợi.

“Như vậy, việc thực hiện một chuỗi các hành vi bị cấm để đẩy giá cổ phiếu, sau đó “bán chui” để thu lợi bất chính, gây thiệt hại nặng nề cho NĐT, TTCK… đã đủ yếu tố cấu thành tội thao túng TTCK theo khoản 2 Điều 211 BLHS, có khung hình phạt cao nhất lên đến bảy năm tù” - ông Tài nhận định.

Đồng tình, ThS Liên Đăng Phước Hải, giảng viên Khoa luật Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, cho biết: Về cơ bản, có thể hiểu hành vi thao túng TTCK là hành vi giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả để trục lợi.

Việc mua bán này không nhằm mục đích chuyển nhượng thật sự quyền sở hữu, mà chỉ nhằm mục đích tạo ra cung cầu giả nhằm lôi kéo NĐT tin tưởng và tham gia vào các giao dịch chứng khoán.

“Trong trường hợp cơ quan điều tra có đủ bằng chứng xác định ông Trịnh Văn Quyết đã có hành vi chỉ đạo người thân, các cá nhân điều hành các công ty con, công ty liên kết sử dụng nhiều tài khoản chứng khoán của các tổ chức khác nhau để thực thiện mua bán, nhằm tạo ra cung cầu giả, từ đó đẩy giá cổ phiếu lên cao nhằm thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho NĐT với số tiền như đã nêu thì đã đủ yếu tố cấu thành tội thao túng TTCK” - ThS Phước Hải nói.

Ngoài việc bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền 50-250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt cao nhất có thể lên 10 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn 1-3 năm…

Thiếu cơ chế bảo vệ nhà đầu tư

Theo ThS Lưu Minh Sang, giảng viên Khoa luật Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, cơ chế bảo vệ quyền lợi NĐT còn nhiều khoảng trống, điển hình như hoàn toàn thiếu vắng các quy định về cơ chế xác định thiệt hại của NĐT.

Trong vụ “bán chui” cổ phiếu do ông Quyết thực hiện trước khi bị bắt tạm giam, dù HOSE đã cố gắng xử lý nhanh chóng bằng cách hủy bỏ giao dịch “bán chui” nhằm bảo vệ NĐT nhưng vẫn không thể giải quyết được thỏa đáng những thiệt hại mà NĐT phải gánh chịu.

“Vốn dĩ, TTCK có tính cộng hưởng rất cao, từ một hành vi tiêu cực có thể gây thiệt hại cho rất nhiều đối tượng có liên quan… Do đó, qua vụ việc này, các cơ quan quản lý thị trường cần nhanh chóng nghiên cứu sửa đổi nâng mức chế tài đối với hành vi này và cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý về bảo vệ quyền lợi NĐT, nhấn mạnh đến cơ chế pháp lý về bồi thường thiệt hại trên TTCK” - ThS Minh Sang nêu quan điểm.

Ngoài ra, theo ThS Phước Hải, việc xử lý các sai phạm trên thị trường liên quan đến các hành vi thao túng giá chứng khoán là rất cần thiết để nâng cao sự minh bạch, từ đó tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng cho các NĐT.

Để góp phần thanh lọc TTCK, việc cân nhắc trao thêm quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi thực hiện công tác thanh tra, xác minh vi phạm là điều cần thiết (như quyền yêu cầu các tổ chức, cơ quan nhà nước hợp tác trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân vi phạm…) nhằm bảo đảm việc xử lý các sai phạm một cách nhanh chóng, kịp thời.

“Mặc dù BLHS đã quy định mức phạt tối đa với tội thao túng TTCK lên đến bảy năm tù. Tuy nhiên, khung hình phạt này vẫn còn được đánh giá là tương đối nhẹ, chưa đủ sức răn đe các hành vi gian lận trên TTCK so với các quốc gia khác. Điển hình ở Nhật Bản, với hành vi thao túng TTCK, người phạm tội có thể đối mặt với mức hình phạt lên đến 10 năm tù…” - ThS Phước Hải chia sẻ.

Nhiều người đã bị phạt tiền, phạt tù vì thao túng thị trường chứng khoán

Sự kiện ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC, bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi thao túng TTCK không phải lần đầu tiên xảy ra, mà trước đó nhiều cá nhân khác đã bị phạt tiền, phạt tù với hành vi này.

Cụ thể, vào năm 2020, nữ đại gia Phạm Thị Hinh, người từng giữ vị trí chủ tịch Công ty Chứng khoán VSM đã bị tuyên phạt 18 tháng tù giam vì tội thao túng TTCK. Tòa án xác định hành vi của nữ đại gia này đã gây thiệt hại 8,1 tỉ đồng cho hơn 1.400 NĐT.

Hay vào năm 2019, TAND TP Hà Nội cũng đã từng phạt tù treo nhiều NĐT với tội danh này. Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cho biết trong giai đoạn 2020-2021 đã xử phạt tổng cộng 659 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt hơn 34 tỉ đồng, trong đó xử phạt 11 cá nhân, tổ chức có hành vi thao túng TTCK.

UBCKNN đã tiến hành 31 đoàn kiểm tra tập trung vào các giao dịch có diễn biến bất thường của các cổ phiếu. Trên thị trường hiện nay có một số giao dịch tương đối bất thường của một số loại cổ phiếu. Hiện nay, UBCKNN đang hết sức nỗ lực để làm rõ các hành vi vi phạm đó trên thị trường.

Xem thêm: lmth.3241501-teyuq-nav-hnirt-gno-uv-ut-yl-pahp-gnort-gnaohk/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khoảng trống pháp lý từ vụ ông Trịnh Văn Quyết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools