vĐồng tin tức tài chính 365

Tài xế 'rút ruột' cà phê của chủ hàng - Bài 2: Các chiêu trò hợp thức hóa cà phê bán trộm

2023-03-01 08:52

Trên số báo trước, chúng tôi phản ánh cánh tài xế chở cà phê từ Lâm Đồng về các tỉnh Đông Nam Bộ “làm hàng mẫu” cho quán cơm ông Thoại.

Để đối phó với chủ hàng, công ty..., các tài xế có đủ chiêu trò nhằm hợp pháp cho số lượng cà phê bị hao hụt.

Tài xế 'rút ruột' cà phê của chủ hàng - Bài 2: Các chiêu trò hợp thức hóa cà phê bán trộm ảnh 1

Cùng lúc nhiều xe tải ghé quán ông Thoại nhưng không ai ăn cơm mà chủ yếu trộm cà phê bán cho vợ chồng chủ quán. Ảnh trong bài: H.NGHĨA

Móc nối với bảo vệ, đeo đai sắt khi nhập hàng

Trở lại phi vụ “làm hàng mẫu” của tài xế Q vào ngày 15-1, sau khi bán 42 kg cà phê cho ông Thoại, Q mở vòi rửa xe, bơm nước làm mát lốp xe rồi lên đường.

Lên xe, PV hỏi bán trộm cà phê như vậy chủ hàng biết thì sao, Q cười hô hố: “Ông không biết à, mấy thằng chở cà phê mà không làm tí “hàng mẫu” làm gì còn sống ông ơi”.

Q giải thích: Mỗi chuyến xe chạy hàng từ huyện Lâm Hà về TP Long Khánh rồi bốc hàng quay ngược lại, cả tiền công lái xe, tiền ăn chủ xe trả cho 2,8 triệu đồng. “Trộm vặt bao cà phê cũng xấu hổ lắm nhưng nhắm mắt làm liều” - Q nói thêm.

Tài xế 'rút ruột' cà phê của chủ hàng - Bài 2: Các chiêu trò hợp thức hóa cà phê bán trộm ảnh 2

Ông Thoại phụ giúp tài xế lấy cà phê trên xe tải.

Theo Q, tài xế có nhiều cách để đối phó với việc thiếu hụt số cà phê bán trộm. Những tài xế lâu năm thường phối hợp với bảo vệ của các công ty để lúc cân xe, tài xế cho một phụ xe nằm trên xe. Như vậy, tổng số ký của cả xe và hàng sẽ không bị hụt đi.

Cũng theo Q, nhiều tài xế chuyên chạy hàng cà phê chuyên nghiệp thường chọn cách mua hẳn một cái đai bằng sắt, nặng khoảng 30 kg. Khi đưa xe vào cân hàng, tài xế lấy đai sắt đeo vào người để bù lại số cà phê vừa bán trộm.

Chủ xe lãnh đủ

Ngày 11-1, một phụ xe từng nhiều lần bán trộm cà phê cho quán cơm ông Thoại gọi điện thoại đến số 03359479… gặp vợ ông Thoại trao đổi: “Chị ơi, em là phụ xe của anh N, hay bán cà phê chỗ mình. Em dặn này, nếu chủ xe của em là anh D có gọi điện thoại hỏi tụi em có thường ghé quán cơm mình bán cà phê không thì chị nói không giùm em nha”.

Tài xế 'rút ruột' cà phê của chủ hàng - Bài 2: Các chiêu trò hợp thức hóa cà phê bán trộm ảnh 3

Một tài xế “làm hàng mẫu” để bán cho quán cơm ông Thoại.

Đầu dây bên kia, bà Huệ nói: “Rồi, rồi, biết rồi. Nhưng mà ai làm gì làm, không có ai dám vào quán này hỏi đâu, yên tâm đi”.

Anh D (ngụ huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), chủ một nhà xe chuyên vận tải cà phê, cho biết tài xế bán cà phê trộm cho vợ chồng ông Thoại với giá thấp hơn giá thực tế của thị trường cà phê 5.000-7.000 đồng/kg. Mỗi chuyến xe bán dao động 40-100 kg, gây thiệt hại rất lớn cho nhà xe.

Tài xế 'rút ruột' cà phê của chủ hàng - Bài 2: Các chiêu trò hợp thức hóa cà phê bán trộm ảnh 4

Vợ chồng chủ quán cơm trả tiền cho tài xế.

“Khi nhập hàng, số cà phê thất thoát thì nhà xe phải đền cho chủ hàng. Để giữ uy tín làm ăn, chúng tôi phải đền cho họ” - anh D nói.

Cũng theo anh D, có nhiều tài xế sau khi bán trộm cà phê đã phun nước lên xe cà phê nhân để tăng trọng lượng, bù vào khoản đã bán trộm. Khi nhập hàng, công ty phát hiện độ ẩm cà phê cao nên trả hàng, gây thiệt hại cực lớn cho nhà xe và chủ hàng.

Chủ quán thừa nhận mua hàng của tài xế

Chiều 1-2, ông NDV (chủ một đoàn xe tải chuyên vận chuyển cà phê thuê từ huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) về các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đi cùng tài xế của mình đến quán cơm tìm ông Thoại vì ông V biết các tài xế thường xuyên bán cà phê cho quán này.

"Mỗi người một công việc, tài xế nào sắp xếp được rồi lấy em mới mua, chứ em đâu nghĩ để phiền hà tới người này người khác đâu” - vợ chủ quán cơm giải thích việc mua cà phê ăn trộm.

Ông V cho biết do khi giao cà phê bị thiếu hụt nhiều lần buộc ông phải đền tiền cho chủ hàng nên cử người theo dõi, phát hiện tài xế của ông đã bán trộm cà phê cho quán cơm.

Tại quán cơm ông Thoại, ông V đã báo cho vợ ông Thoại về việc ông nắm rất rõ tài xế đã nhiều lần bán cà phê ở đây. “Lẽ ra tôi đã đến làm việc với chị từ trước tết nhưng tôi đợi ăn tết xong mới làm việc này” - ông V nói.

Sau một hồi nói chuyện quanh co, vợ ông Thoại thừa nhận có mua cà phê của tài xế ông V hai lần, mỗi lần vài chục ký.

Bà giải thích: “Mỗi người một công việc, tài xế nào sắp xếp được rồi lấy em mới mua, chứ em đâu nghĩ để phiền hà tới người này người khác đâu”.

Trong khi ông V đang nói chuyện với vợ ông Thoại thì ông Thoại từ trong nhà bước ra. Ông Thoại thừa nhận có mua cà phê của tài xế. Tuy nhiên, ông giải thích rằng anh em tài xế bán không nhiều, mỗi xe vài ba chục ký. “Anh về anh làm việc với tài xế nhà anh, chứ còn tụi em tài xế bán thì mua thôi, có ép đâu” - ông Thoại nói.

“Em ở đây cũng không mua số lượng nhiều đâu, cứ anh em nào sắp xếp được em mua mỗi lần mấy chục ký thôi. Còn anh về dạy lại tài xế nhà anh, chứ tụi em cứ ai bán thì mua thôi” - vợ ông Thoại nói.

Sau khi nói về việc quán thu mua cà phê của tài xế đã gây thiệt hại cho ông và nhiều nhà xe, bị chủ hàng cắt hợp đồng vận chuyển... ông V căn dặn vợ chồng ông Thoại không mua cà phê của các tài xế nữa vì đó là tiếp tay cho hành vi trộm cắp.•

(Còn tiếp)

Bán cà phê cho tiệm đổ nước trên Quốc lộ 20

Ngoài quán cơm ông Thoại ở huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng, nhiều tài xế cũng thường xuyên ghé lại một tiệm đổ nước mui xe ở Km94 trên Quốc lộ 20, đoạn qua địa bàn huyện Định Quán, Đồng Nai để bán trộm cà phê.

Tài xế 'rút ruột' cà phê của chủ hàng - Bài 2: Các chiêu trò hợp thức hóa cà phê bán trộm ảnh 5
Chủ tiệm đổ nước, sau khi cân cà phê của tài xế mang bán và thanh toán tiền.

Tối 27-12-2022, tài xế NVL (ngụ huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) điều khiển xe tải loại bốn chân từ TP Long Khánh về tỉnh Lâm Đồng. Trên xe còn dư 400 kg cà phê không nhập được cho công ty.

Khi đến địa điểm nói trên, L đã tấp xe vào tiệm đổ nước để làm mát xe. Đổ nước xong, L đi vào tiệm gặp một phụ nữ khoảng 40 tuổi hỏi mượn con dao để cắt bao cà phê. Người phụ nữ này đưa cho L con dao Thái Lan và L leo lên xe, nhanh chóng trút cà phê từ ba bao dồn vào một bao mang theo rồi vác vào tiệm. Như đã quá quen thuộc, L mang thẳng bao cà phê vào một cái kho đặt sát quầy tính tiền rồi bỏ lên cân. Chiếc cân đồng hồ thể hiện bao cà phê nặng 36 kg.

Cân xong, người phụ nữ mặc áo sọc vàng đi vào nhà lấy tiền. Một lúc sau, bà quay ra đưa cho L hơn 2 triệu đồng.

Xem thêm: lmth.268127tsop-mort-nab-ehp-ac-aoh-cuht-poh-ort-ueihc-cac-2-iab-gnah-uhc-auc-ehp-ac-tour-tur-ex-iat/nv.olp

“Tài xế 'rút ruột' cà phê của chủ hàng - Bài 2: Các chiêu trò hợp thức hóa cà phê bán trộm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools