vĐồng tin tức tài chính 365

'Lạc lõng chốn đông người, tôi có khác người không?'

2023-03-01 11:39
Lạc lõng chốn đông người, tôi có khác người không? - Ảnh 1.

Bạn hướng nội, hướng ngoại, hay hướng trung? - Ảnh minh họa: Very Well

Hoàng (32 tuổi, TP.HCM), kiểm toán viên tại một công ty lớn, làm việc với các con số, tài liệu, cần độ tập trung và độc lập cao. Anh chọn công việc này vì anh thấy mình là người hướng nội, ngại giao tiếp, không thích chỗ đông người và tiệc tùng. Hoàng cảm thấy thoải mái hơn khi được ở một mình.

Điểm lại số đồng nghiệp thường giao tiếp, Hoàng đếm chưa hết một bàn tay. Anh đã bỏ qua nhiều buổi tiệc sinh nhật đồng nghiệp, dã ngoại, mừng công, lễ Tết… vì tiếng ồn và chỗ đông người làm anh cảm thấy khó chịu thay vì về nhà pha trà, đọc sách trong yên tĩnh.

"Tôi có khác người không?"

Gần đây, Hoàng bắt đầu cảm thấy lo âu nhiều hơn khi thấy một bạn thực tập sinh gen Z nhanh chóng hòa nhập, kết bạn, có thể giao lưu và được nhiều người yêu mến.

"Tôi tự hỏi, liệu rằng mình có vấn đề gì không nếu không có nhiều bạn bè, mối quan hệ xung quanh. Tôi có khác người không khi lạc lõng trong một tổ chức đông người? Tôi cảm thấy thoải mái khi ở một mình nhưng gần đây, nhìn những người khác vui vẻ, sôi nổi, tôi lại thấy mình cô đơn đến khó chịu", Hoàng trao đổi với chuyên gia tâm lý.

Hoàng đã thử tham gia những lời mời tiệc tùng sau giờ làm, nhưng đến khi chuẩn bị đi, anh nghĩ lại và từ chối vì thấy không thoải mái. Cứ vậy, Hoàng lặp đi lặp lại vấn đề của mình, sống hướng nội, khép kín nhưng lại sợ cô đơn, thử mở rộng giao tiếp thì lại sợ đám đông ồn ào.

Và gần đây, Hoàng tìm đến chuyên gia tâm lý để giải đáp về trường hợp của mình, đồng thời xin lời khuyên để cân bằng lại cuộc sống.

"Người ta nói đùa với nhau về "người hướng nội sợ cô đơn", nhưng nó thật đúng với trường hợp của tôi", Hoàng nói.

Hướng nội, một mình là thoải mái nhất...

Tương tự, Thương (27 tuổi, TP.HCM), chuyên viên thiết kế đồ họa, cũng không thể thoát ra khỏi những dòng suy nghĩ mâu thuẫn của mình. Cô sống khép kín, ít nói, thu mình vào một góc để nghe nhạc, xem phim, tự pha cà phê tại nhà khiến cô cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng khi lướt Facebook thấy bạn bè đồng trang lứa đi mua sắm, đi du lịch, chụp ảnh vui cười với nhau, cô cảm thấy áp lực, đôi khi rơi vào trạng thái hoang mang.

Thương nghĩ mình phải giao tiếp nhiều hơn để giải quyết vấn đề của bản thân. "Tôi tham gia vào các cuộc nói chuyện, bữa ăn với đồng nghiệp và chia sẻ về bản thân mình nhiều hơn. Đôi lúc, tôi tự ép mình chủ động nói chuyện mà tự tôi cảm thấy quá sức chịu đựng. Một số người xung quanh cũng cảm thấy sự khiên cưỡng đó. Tôi bắt đầu khó chịu và thấy không còn là mình nữa. Cứ vậy, tôi mắc kẹt trong sự mâu thuẫn do tự mình tạo ra", Thương tâm sự.

Đang ưa xôn xao, đột nhiên không thích kết giao

Ngược lại, Quý (35 tuổi, TP.HCM) là chuyên viên một công ty bảo hiểm với nhiều thành tích xuất sắc trong kinh doanh. Việc gặp gỡ, nói chuyện, tư vấn qua điện thoại đúng với tính cách vui vẻ, hoạt bát và năng động của Quý.

Làm công việc này được 5 năm, Quý bắt đầu khó chịu với các cuộc trò chuyện nhiều người, hay phải nghe điện thoại từ một số lạ gọi đến. Quý cũng bắt đầu ít tham gia các buổi hội thảo, ngại các cuộc họp kinh doanh và có xu hướng ngày càng thu mình.

"Tôi vẫn phải duy trì công việc của mình ở một mức nhất định, nhưng nó không còn làm tôi thoải mái nữa. Tôi rất mong đến giờ về để yên tĩnh một mình, xem phim, nghe nhạc hoặc đơn giản là ngủ. Trong khi trước đây, một buổi tối như vậy với tôi là rất nhàm chán. Tuy nhiên, duy trì trạng thái này lâu cũng không tốt cho công việc hiện tại", Quý nói.

Quý cho biết nhiều lúc anh cảm thấy áp lực, sợ hãi trong các cuộc họp mà đồng nghiệp phản biện nhau kịch liệt, đến mức đầu óc trống rỗng. Trong khi trước đây, Quý sẽ tranh luận đến cùng.

"Bây giờ, mặc dù trong đầu có hàng ngàn luận điểm để trình bày, tôi cũng ngại bày tỏ. Cứ định đứng lên là trong lòng lại bảo ngồi xuống, im lặng đi. Nhưng không nói được ra, tôi không còn là mình của trước đây nữa. Tôi tự thấy bản thân bất nhất mà không biết chọn con đường nào", Quý than thở.

Tìm đọc tài liệu về người hướng nội, hướng ngoại để hiểu về bản thân, cả ba nhân vật đều thừa nhận rằng rất khó để xác định được mình là típ người nào. Vậy nên, họ vẫn đang tự đấu tranh tâm lý, hành động, mong rằng tìm được một phương châm sống giúp bản thân được thoải mái hơn.

Một số trường phái nghiên cứu tâm lý đã chia ra các nhóm người gồm hướng nội, hướng ngoại và hướng trung. Trong đó, hướng trung là nhóm người chiếm phần lớn. Việc hiểu và biết mình thuộc típ người nào rất quan trọng, sẽ giúp bạn tìm ra thế mạnh để phát triển bản thân, tìm kiếm công việc và môi trường làm việc phù hợp.

Còn tiếp

Gặp đối phương Gặp đối phương 'lầy', nói lại sao cho nhã nhặn nhưng cương quyết?

Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mong muốn trong giao tiếp, không đùng đùng nổi giận khiến giao tiếp đổ bể, theo trang Hackspirit.

Xem thêm: mth.97821228082203202-gnohk-iougn-cahk-oc-iot-iougn-gnod-nohc-gnol-cal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Lạc lõng chốn đông người, tôi có khác người không?'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools