Tọa đàm do Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Khoa học - Công nghệ và Thành Đoàn TP.HCM phối hợp tổ chức.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức, TP.HCM rất quan tâm đến việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào mọi mặt, mọi lĩnh vực. Và ChatGPT hiện là một công cụ có rất nhiều điểm mạnh đang được nhiều người quan tâm, cần được tổ chức nghiên cứu một cách khoa học.
“ChatGPT hay một ứng dụng nào đó cũng chỉ là một công cụ bình thường của con người. Công cụ đó được sử dụng thế nào mới quan trọng. Và muốn sử dụng được phải hiểu nó một cách rõ ràng về thế mạnh lẫn nhược điểm. Phải có cách tiếp cận đa chiều”, ông Đức nói và cho rằng TP hướng đến mục tiêu tiếp cận ChatGPT nhằm định hướng đưa trí tuệ nhân tạo vào phục vụ người dân, phục vụ chính quyền TP một cách hiệu quả nhất.
Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM Lâm Đình Thắng cho biết từ khi ra mắt vào tháng 11-2022, chỉ sau 2 tháng ChatGPT đã đạt khoảng 100 triệu người dùng, tạo nên một cơn sốt trên toàn cầu. Qua một khảo sát tại 1.000 doanh nghiệp được công bố vào ngày 25-2 vừa qua, có khoảng 48% số công ty đã ứng dụng ChatGPT vào công việc.
“Nhiều ý kiến cho rằng ChatGPT có thể ứng dựng vào hỗ trợ cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, ChatGPT cũng đặt ra những thách thức tiềm ẩn, như việc đảm bảo tính minh bạch, chính xác và an toàn thông tin. Nên nó cần được tiếp cận một cách thận trọng”, ông Thắng chia sẻ.
Nhằm phát huy hiệu quả khai thác công cụ này, Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM đã đặt hàng nghiên cứu trong 4 lĩnh vực. Cụ thể, ứng dụng ChatGPT hỗ trợ TP nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ. Bao gồm ứng dụng vào việc trả lời tiến độ giải quyết thủ tục hành chính; vào Tổng đài 1022 nhằm ghi nhận và trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
ChatGPT cũng được đề xuất hỗ trợ cho lãnh đạo TP như xây dựng hệ thống trợ lý ảo, đăng ký và kiểm tra lịch làm việc, tóm tắt hồ sơ, tài liệu, các nội dung liên quan.
Trong lĩnh vực giáo dục, TP đặt hàng ứng dụng ChatGPT làm trợ lý ảo học tập phục vụ cho giảng viên, thầy cô giáo, học sinh trên địa bàn. Cuối cùng là nghiên cứu cơ chế bảo mật, quản lý dữ liệu trong việc sử dụng ChatGPT.
Không nên phụ thuộc ChatGPT
Cũng tại buổi tọa đàm, PGS.TS Đinh Điền - giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học tính toán, Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - nhận định ChatGPT tồn tại dưới dạng ngôn ngữ nên khi áp dụng vào quản lý nhà nước sẽ hỗ trợ khá nhiều.
Ông nêu ví dụ mỗi ngày, một cơ quan hành chính có thể nhận hàng ngàn thư từ, thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp. Nếu có thể ứng dụng ChatGPT để tạo câu trả lời sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều công sức.
Tuy nhiên, ông Điền cũng cho rằng ChatGPT chỉ là một công cụ mang tính hỗ trợ, tham khảo chứ không nên phụ thuộc. Bởi nó cũng có sai số, thiếu chuẩn xác trong cung cấp kiến thức về lịch sử, kinh tế...
“ChatGPT không phân định được đâu là thông tin đúng và thông tin sai. Muốn sử dụng ChatGPT hiệu quả thì người dùng phải tự trang bị kiến thức thông tin kỹ càng để có thể kiểm chứng độ chính xác mà nó cung cấp", ông Điền nói.
Học trực tuyến đã không còn quá xa lạ với học sinh, sinh viên và cả người dạy hiện nay, nhất là bối cảnh dịch bệnh và sự phát triển quá nhanh của công nghệ.
Xem thêm: mth.63600523110303202-ueihc-ad-nac-peit-coud-nac-hnam-meid-ueihn-oc-tpgtahc/nv.ertiout