Mục tiêu khi dự án đi vào sản xuất sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 6.800 lao động; từ năm 2012 đến năm 2020 mỗi năm trồng mới trên 4.700 héc-ta rừng; rồi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chiến lược phát triển vùng nguyên liệu, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương... Thế nhưng không như kỳ vọng ban đầu, đến nay khu đất 157 héc-ta hiện vẫn chỉ là đất trống, được quây bằng lưới B40. Bên trong, nhiều lô thiết bị in dòng chữ "Tập đoàn Tân Mai" nằm phơi nắng sương nhiều năm nay. Những tấm bạt phủ rách te tua, không chịu nổi với thời tiết của Tây Nguyên. Bên cạnh bãi thiết bị là 2 công trình xây dựng dở dang.
Chủ đầu tư đã xin điều chỉnh dự án nhiều lần, đi cùng với đó là lời hứa đưa nhà máy vào hoạt động. Mới đây, chủ đầu tư dự án Nhà máy giấy Tân Mai tiếp tục đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư lần thứ 6. Theo đó, dự án Nhà Máy giấy Tân Mai được đề nghị điều chỉnh thời gian hoàn thành vào hết tháng 8-2024. Lý do điều chỉnh lần này được chủ đầu tư lý giải, do các ngân hàng thẩm định tính hiệu quả của dự án kéo dài; quá trình lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu xây dựng nhà xưởng kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Ngoài ra, trong các năm 2020 và 2021, dịch Covid-19 nên các nhà thầu nước ngoài không thể đến Việt Nam.
Thế nhưng việc xin điều chỉnh đầu tư lần này, địa phương nơi dự án đóng chân đã không đủ kiên nhẫn với lời hứa của chủ đầu tư. Theo UBND TT.Đăk Tô, huyện Đăk Tô (nơi đóng chân nhà máy), dự án triển khai quá lâu (từ năm 2009 đến nay) ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Đến nay, chủ đầu tư chưa thực hiện các hạng mục công trình đã nêu trong dự án, gây bức xúc trong nhân dân. Cử tri nhiều lần có ý kiến về tình trạng lãng phí tài nguyên đất của dự án, đề nghị thu hồi.
Ông Nguyễn Văn Thiện - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND TT.Đăk Tô cho biết, người dân, chính quyền và cả cá nhân ông không đồng ý việc xin điều chỉnh tiến độ dự án Nhà máy giấy Tân Mai. Nếu tính cả thời điểm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đến nay đã 20 năm, đó là một sự lãng phí rất lớn. Người dân địa phương chủ yếu trồng cây mì, lợi nhuận trung bình thấp nhất mỗi năm khoảng 50 triệu đồng/héc-ta. Với 157 héc-ta đất của dự án bỏ không, nếu cho người dân trồng mì trong vòng 20 năm sẽ thu lời khoảng 157 tỷ đồng. Ngoài ra, chưa tính việc con em địa phương được đưa đi đào tạo không được bố trí việc làm, trồng rừng không có chỗ bán.
Xem thêm: lmth.211441_man-41-iad-oek-od-ueirt-08-na-ud-iov-gnov-taht/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc