Đêm 2-3 (giờ địa phương), ba màu đỏ, trắng và xanh lam của lá cờ Nga đã được sơn lên trên tảng đá nơi đặt bức tượng nàng tiên cá lấy cảm hứng từ truyện cổ tích của Hans Christian Andersen.
Cảnh sát Copenhagen cho biết họ đã có mặt tại hiện trường và ghi nhận “một trường hợp phá hoại”. Hiện nay cảnh sát đang cố gắng tìm kiếm các “dấu vết” trong khu vực.
Một cuộc điều tra đã được mở ra đối với hành động được coi là dấu hiệu ủng hộ Matxcơva trong cuộc chiến ở Ukraine.
Một số khách du lịch đã bối rối khi đến chụp ảnh bức tượng Nàng tiên cá nhưng thấy tình cảnh như vậy.
Bức tượng Nàng tiên cá lấy cảm hứng từ một nhân vật trong truyện cổ tích cùng tên của nhà văn Đan Mạch Andersen năm 1837. Bức tượng nặng 175kg của nhà điêu khắc Edvard Eriksen được đặt ở bến cảng tương đối hẻo lánh Langelinie ở Copenhagen.
Bức tượng nổi tiếng này trong quá khứ cũng từng bị phá hoại nhiều lần, theo báo Guardian.
Đầu của Nàng tiên cá bị đánh cắp năm 1964 và cánh tay của nàng bị chặt năm 1984. Năm 1998, những kẻ phá hoại lại lấy đầu nàng ra, nhưng sau đó nó đã được trả lại, trước khi bức tượng bị nổ tung vào năm 2003.
Ngày 11-9-2003, khi Nàng tiên cá bị phá hoại bằng chất nổ và bức tượng bị văng xuống vùng nước của bến cảng, cổ tay và đầu gối của nàng bị thủng nhiều lỗ. Nhưng ngay sau đó Nàng tiên cá đã được phục hồi và đưa trở lại vị trí của mình ở Langelinie.
Bức tượng cũng bị phá hoại bằng sơn nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 2020 với dòng chữ bí ẩn “cá phân biệt chủng tộc”.
Khi Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi chiến binh nước ngoài tham gia Quân đoàn phòng vệ quốc tế của Ukraine, khoảng 20.000 tình nguyện viên từ hơn 50 quốc gia đã đến Kiev chỉ trong hai tuần.
Xem thêm: mth.13035147030303202-agn-oc-uam-nos-ib-hcam-nad-o-ac-neit-gnan/nv.ertiout