vĐồng tin tức tài chính 365

Người khuyết tật truyền nghị lực trên mạng xã hội - Kỳ 3: Hạnh phúc của người vợ 'xương thủy tinh'

2023-03-04 15:24
Tình yêu của đôi vợ chồng "xương thủy tinh" - Ảnh: NVCC

Tình yêu của đôi vợ chồng "xương thủy tinh" - Ảnh: NVCC


Tôi là người lạc quan, nên từ ngày nhận thức được bệnh của mình, tôi không thấy buồn mà chỉ mong sao mỗi lần gãy xương chóng lành để bớt đau. Đếm mãi đến lần gãy xương thứ 30 thì tôi không đếm nữa.

NGUYỄN THỊ KIÊN GIANG

Hạnh phúc "vầng trăng khuyết"

Căn bệnh xương thủy tinh khiến đôi chân nhỏ xíu, chị Nguyễn Thị Kiên Giang (30 tuổi, quê ở Huế) chọn làm bạn với chiếc xe lăn giúp chị dễ dàng di chuyển. Từ mảnh đất cố đô, "người bạn ấy" đã đưa chị xuôi vào TP.HCM chữa bệnh, theo đuổi con đường học tập, rồi cùng chị ngược ra Hà Nội để theo đuổi hạnh phúc riêng.

Một ngày lang thang trên mạng xã hội, hai người ở hai miền xa xôi cách trở tình cờ gặp nhau qua một diễn đàn người khuyết tật. Người con gái xứ Huế "được" chàng trai miền Bắc Đào Duy Cường thu hút bởi lối nói chuyện có duyên, kiểu pha trò cũng "sêm sêm" bởi cả hai cùng tuổi tác. Suốt một năm, họ cứ trò chuyện qua lại trên mạng xã hội, cho đến một ngày Cường quyết định vào Huế tìm gặp Giang.

"Ban đầu, tôi cũng nghĩ hai đứa cùng khuyết tật vậy chắc sẽ có rất nhiều khó khăn, nhưng anh bảo tôi rằng: "Chúng mình là người khuyết tật thì có cách sống riêng, anh sẽ không để em phải khổ đâu!". Sau ba lần tỏ tình, mưa dầm thấm lâu, rồi tôi gật đầu luôn", chị Giang bẽn lẽn nhớ lại.

Từ ngày đến với nhau, chị Giang nói tưởng chừng cuộc sống sẽ gặp nhiều sóng gió song lại bình yên lắm. Ngày cưới, đôi bạn nhận được sự chúc phúc của hai bên gia đình và đông đảo bạn bè. Hình ảnh cô dâu chú rể ngồi trên chiếc xe lăn tiến vào lễ đường khiến ai nấy đều rưng rưng xúc động trước tình yêu thương giản đơn của đôi trẻ.

Chị Giang nhớ lại năm 2017, chị quyết định từ bỏ tất cả để ra Hà Nội cùng anh Cường bán hàng online. Dường như mối duyên vợ chồng mở ra may mắn, giúp họ "buôn may bán đắt", chỉ sau một năm đã tậu được căn chung cư khang trang, một năm sau đó chào đón cậu con trai kháu khỉnh. Hạnh phúc đã thực sự nảy nở trong căn nhà nhỏ!

Nhưng chị Giang cũng thừa nhận có những bất tiện nhất định trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày khi cả hai vợ chồng đều đi xe lăn. Để chuyển hóa bất tiện thành thuận lợi, họ quyết định làm bạn với công nghệ. Nhờ mức thu nhập ổn định từ bán hàng online, vợ chồng chị có điều kiện cải thiện cuộc sống.

Để tiện cho việc di chuyển, họ chọn đi xe lăn điện gặp gỡ mọi người hay đến chợ. Để dọn dẹp nhà cửa, họ mua robot hút bụi. Còn việc chăm con, họ nhờ thêm hai bên ông bà nội ngoại giúp mỗi khi vợ chồng bận rộn công việc.

Chia sẻ hạnh phúc trên mạng

Trên chiếc ghế được thiết kế riêng, người phụ nữ "xương thủy tinh" miệt mài ngồi trước máy tính nhận các đơn hàng qua mạng. Chốc chốc để thư giãn, chị chủ động "lăn" toàn bộ cơ thể lên chiếc xe lăn đi dạo quanh chung cư. Những hàng xóm thân thiện đã quen với cô gái xứ Huế "xương thủy tinh" nên vui vẻ, chuyện trò.

Vừa bán hàng online, anh Cường cũng mở một cửa hàng ở Hà Nội. Nhờ có "duyên" bán hàng và kết nối trên mạng xã hội, bạn bè khắp mọi miền biết đến vợ chồng Giang nhiều hơn. Trong mùa dịch COVID-19, họ miệt mài với công việc, nên bé Tin (con trai anh chị) được gửi về quê nhờ ông bà nội chăm nom. Những ngày dịp lễ Giáng sinh hay năm mới, số lượng hàng đặt qua mạng càng nhiều lên, họ càng bận rộn công việc.

"Cả vợ chồng cùng ngồi xe lăn sẽ sống và làm việc ra sao? Làm thế nào để chủ động trong sinh hoạt? Rất nhiều câu hỏi mà cả nhiều người khuyết tật cũng như bạn bè đặt ra khi biết hoàn cảnh vợ chồng tôi. Do đó, chúng tôi quyết định chia sẻ chuyện đời mình lên mạng xã hội góp phần lan tỏa niềm hạnh phúc nhỏ bé, tiếp thêm niềm tin cho những người đồng cảnh ngộ", chị Giang bộc bạch.

Không ít người cũng tò mò hỏi liệu người mẹ "xương thủy tinh" sẽ chăm sóc con cái ra sao? Những thước phim ghi lại cảnh chị dạy con học bài, cùng con đi siêu thị, đi chơi, vào bếp nấu nướng phần nào giải đáp được thắc mắc. Chất giọng Huế ngọt ngào, dễ thương của người mẹ cùng giọng đối đáp lém lỉnh của cậu bé Tin đã "đốn tim" cộng đồng mạng, thậm chí có video đã đạt triệu view nhờ lên "xu hướng" của TikTok.

"Từ khi có bé Tin, tôi thích chia sẻ cách nấu ăn cho em bé, cách chăm sóc em bé cho các bà mẹ bỉm sữa. Không hiểu sao khi tôi đăng tải video lên mạng thì rất nhiều người vào bình luận chia sẻ rồi đặt hàng mua các món đồ gia dụng và đồ dùng chăm sóc em bé", chị Giang vui vẻ kể.

Chị Giang đã tận dụng thiết bị công nghệ để hỗ trợ cuộc sống và công việc của mình - Ảnh NAM TRẦN

Chị Giang đã tận dụng thiết bị công nghệ để hỗ trợ cuộc sống và công việc của mình - Ảnh NAM TRẦN

Thay đổi cuộc đời nhờ mạng xã hội

Nhưng không phải ai cũng bán được hàng online và dễ dàng tìm kiếm thu nhập nhờ mạng xã hội. Chị Giang thừa nhận để được như ngày hôm nay, chị đã trải qua quá trình kiên trì học tập trên mạng.

Căn bệnh khiến chị ít được đi ra ngoài gặp gỡ mọi người. Chị nhớ hồi còn đi học vì gãy xương nhiều quá nên phụ huynh không cho con của họ đến gần chị, bởi sợ sẽ làm chị gãy xương. Từ năm lớp 8, cô bé Giang được ba mua cho chiếc máy tính có kết nối mạng với lời nhắn nhủ: "Sau này Internet sẽ phát triển, con không thể đi lại được thì nó sẽ giúp ích cho con rất nhiều".

Giang mê mẩn với "sự kỳ diệu" của thế giới mạng mang lại, quen được rất nhiều người bạn ở khắp mọi miền đất nước, gặp gỡ được nhiều anh chị đồng cảnh ngộ có nghị lực phi thường, trong đó có cô giáo "Hạt cát nhỏ" Lan Anh dạy tiếng Anh cho trẻ nghèo, trẻ khuyết tật. Nhờ mạng, Giang "kết bạn bốn phương", đi đâu cũng có bạn trên mạng, mang lại niềm vui sống cho cô gái nhỏ.

"Hồi ấy, cô dạy tiếng Anh trên mạng sửa bài tập cho tôi. Lúc mới quen cô, tôi cũng muốn thành một cô giáo dạy tiếng Anh nhưng giờ đây thành người bán hàng online", chị Giang dí dỏm nói.

Bước ngoặt lớn nhất đời chị chính là quyết định rời cố đô Huế vào TP.HCM sau khi quen một người anh "xương thủy tinh" qua mạng xã hội giới thiệu về phương pháp mới có thể hỗ trợ chữa bệnh.

Ban đầu, cha mẹ chị phản đối vì thương con, nhưng về sau đành chịu thua trước thái độ kiên quyết của con gái. Vào TP.HCM, chị Giang vừa học tập vừa chữa bệnh cho đến ngày được tuyển thẳng vào đại học.

Cuộc sống ở môi trường mới vất vả, nhưng may mắn là ở trường đại học có cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ người khuyết tật. Thầy cô cũng tạo điều kiện cho chị được học ở những phòng học có thang máy để dễ di chuyển xe lăn.

Chị bộc bạch chính quyết định vào TP.HCM ngày ấy là bước ngoặt giúp chị có một cuộc sống tốt đẹp hơn, sau này cũng là "đòn bẩy" giúp chị gặp gỡ người bạn đời và quyết tâm lựa chọn ra thủ đô lập nghiệp.

"Chỉ cần có sự kiên trì, chủ động học tập để nắm vững kiến thức, có thể kiến thức ấy chưa được áp dụng ngay nhưng tôi tin một ngày nào đó chúng sẽ giúp ích cho mình, giúp người khuyết tật nắm bắt được cơ hội", chị Giang tâm sự.

Không còn ngại khiếm khuyết của mình, nhiều người khuyết tật đang tự tin bộc lộ bản thân, "phô" sở thích, tài năng để tìm kiếm cơ hội việc làm, mối quan hệ tốt hơn trên mạng xã hội.

Kỳ tới: Công nghệ giúp thay đổi số phận

Người khuyết tật truyền nghị lực trên mạng xã hội - Kỳ 2: "Lăn" đi để nhìn ngắm thế giớiNgười khuyết tật truyền nghị lực trên mạng xã hội - Kỳ 2: 'Lăn' đi để nhìn ngắm thế giới

Diện bộ cánh đẹp mắt, mang đôi giày thể thao cá tính, cô gái trẻ tự tin điều khiển chiếc xe lăn đến buổi hẹn ở quán cà phê. Nhiều vị khách trong quán xuýt xoa trước vẻ đẹp của cô gái khuyết tật với nụ cười rạng rỡ, yêu đời trên môi.

Xem thêm: mth.34244053230303202-hnit-yuht-gnoux-ov-iougn-auc-cuhp-hnah-3-yk-ioh-ax-gnam-nert-cul-ihgn-neyurt-tat-teyuhk-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người khuyết tật truyền nghị lực trên mạng xã hội - Kỳ 3: Hạnh phúc của người vợ 'xương thủy tinh'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools