vĐồng tin tức tài chính 365

Thúc đẩy thiên văn học ở Đông Nam Á

2023-03-05 11:47
Ảnh minh họa: Thrillist

Ảnh minh họa: Thrillist

Sự phát triển khoa học của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố văn hóa, kinh tế và chính trị, phản ánh sự quan tâm của quốc gia đó tới một lĩnh vực. 

Để tiện so sánh, chúng ta hãy cùng nhìn vào sự thay đổi về số lượng thành viên của 10 quốc gia Đông Nam Á tại Hội Thiên văn quốc tế với hai mốc thời gian là năm 2014 và năm 2023 như sau: Brunei (0/0), Campuchia (0/0), Lào (0/0), Myanmar (0/0), Singapore (2/0), Philippines (6/5), Malaysia (7/21), Việt Nam (9/14), Indonesia (16/19) và Thái Lan (20/51). 

Như vậy, trong khi 5 quốc gia đầu vẫn chưa quan tâm, các nước từ Philippines đến Thái Lan đã ngày một chú ý hơn tới lĩnh vực này.

Kinh nghiệm của Thái Lan phát triển thiên văn học

Phiên họp đại diện quốc gia SEAAN tại Siem Reap vào tháng 2-2023 - Ảnh: NVCC

Phiên họp đại diện quốc gia SEAAN tại Siem Reap vào tháng 2-2023 - Ảnh: NVCC

Trong những năm gần đây, thiên văn học trong khu vực Đông Nam Á có những tiến bộ đáng kể ở nhiều khía cạnh nghiên cứu, giáo dục, tiếp cận công chúng, hợp tác quốc tế cũng như thuyết phục sự ủng hộ đầu tư từ chính phủ.

Nổi bật trong khu vực là Thái Lan, với NARIT đã và đang trở thành một trung tâm nghiên cứu, phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của thiên văn học.

NARIT xây dựng Đài Thiên văn quốc gia với những kính thiên văn lớn nhất trong khu vực: kính thiên văn quang đường kính 2,4m và kính thiên văn vô tuyến đường kính 40m. 

NARIT cũng xây dựng năm đài thiên văn địa phương đặt tại 5 khu vực trong nước, vận hành hệ thống kính thiên văn tự động, từ xa đặt tại Chile, Trung Quốc, Mỹ và Úc.

NARIT có nhiều phòng thí nghiệm phát triển công nghệ về quang học, công nghệ tần số vô tuyến, cơ học chính xác, tính toán hiệu năng cao và khoa học dữ liệu; tự sản xuất hàng trăm kính thiên văn phát cho các trường học trong cả nước.

Để tiếp cận và phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng, NARIT có các đài thiên văn, nhà chiếu hình vũ trụ, các phòng trưng bày cả trong nhà và ngoài trời. Số lượt người dân tham gia hoạt động do NARIT tổ chức lên đến hàng triệu.

Cách làm phổ biến kiến thức của NARIT rất hiệu quả, được Hội Thiên văn quốc tế đánh giá cao và cho là hình mẫu để nhiều nước trên thế giới có thể tham khảo và làm theo.

Bên cạnh Thái Lan, Indonesia và Malaysia cũng có được sự tham gia hỗ trợ của chính phủ cho phát triển nghiên cứu và đào tạo thiên văn học. 

Gần đây tại Việt Nam, khoa học vũ trụ, trong đó có nghiên cứu thiên văn học và vật lý thiên văn, đã được đưa vào "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" của quốc gia, và "Chiến lược phát triển Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045".

Tăng cường kết nối khu vực trong phát triển thiên văn học

Năm 2007, Viện Nghiên cứu thiên văn quốc gia Thái Lan đã khởi xướng hợp tác chính thức trong lĩnh vực nghiên cứu thiên văn học với Mạng lưới thiên văn học Đông Nam Á (gọi tắt là "SEAAN"). SEAAN được thành lập với mục đích tăng cường các hoạt động nghiên cứu và giáo dục thiên văn học ở khu vực Đông Nam Á.

Cuộc họp Mạng lưới thiên văn học Đông Nam Á đầu tiên được tổ chức tại Thái Lan vào tháng 3-2007, do NARIT và Bộ Khoa học và Công nghệ Thái Lan chủ trì. Bốn nhóm chuyên môn được thành lập gồm: thiên văn vô tuyến, thiên văn quang học, vật lý thiên văn lý thuyết và vũ trụ học, tia vũ trụ và vật lý mặt trời.

Kể từ đó, 10 cuộc họp thường niên của Mạng lưới thiên văn học Đông Nam Á đã lần lượt diễn ra tại các nước Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Myanmar, Singapore; và mới nhất là tại Campuchia vào năm 2023, sau ba năm không tổ chức được vì COVID-19.

Bắt đầu với năm thành viên, Mạng lưới thiên văn học Đông Nam Á hiện bao gồm tất cả các nước Đông Nam Á ngoại trừ Brunei.

Việc các quốc gia Đông Nam Á được hưởng chính sách miễn thị thực, công dân của nước này có thể đi đến nước khác một cách dễ dàng, nhiều quốc gia ở tình trạng phát triển tương tự, hòa hợp với nhau về điều kiện sống và nghiên cứu là điều hết sức thuận lợi cho hợp tác cùng phát triển.

Bên cạnh Mạng lưới thiên văn học Đông Nam Á, SEAYAC (Hợp tác các nhà thiên văn trẻ Đông Nam Á) là một biểu tượng hợp tác tốt đẹp khác trong khu vực. Hợp tác này được thành lập tại Đài thiên văn Gunma (Nhật Bản) vào tháng 12-2008 bởi sáu nhà khoa học trẻ đến từ Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Sau nhiều năm tham gia, chúng tôi đã là một phần của Mạng lưới thiên văn học Đông Nam Á và Hợp tác các nhà thiên văn trẻ Đông Nam Á, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và giảng dạy thiên văn học tại các nước Đông Nam Á. 

Là thành viên của các mạng lưới nghề nghiệp trong khu vực là cơ hội để chúng tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng hợp tác với các nước láng giềng và cảm thấy tin tưởng vào một tương lai tươi sáng cho các nước Đông Nam Á.

Thiên văn học khảo cổ

Hội nghị Mạng lưới thiên văn học Đông Nam Á lần thứ 12 diễn ra từ ngày 1 đến 3-2-2023 tại Siem Reap (Campuchia), do Viện Nghiên cứu thiên văn quốc gia Thái Lan và Đại học Hoàng gia Phnom Penh đồng tổ chức.

Hội nghị được tổ chức dưới hình thức cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Bên cạnh những nội dung thảo luận truyền thống về vật lý sao, mặt trời, thiên hà, vũ trụ học và giáo dục thiên văn học, hội nghị năm nay tập trung vào chủ đề "Thiên văn học khảo cổ trong kỷ nguyên hiện đại".

Nổi bật của hội nghị có bài phát biểu quan trọng về "Khảo cổ thiên văn học ở Suvarnabhumi: Kết nối khoa học, lịch sử và văn hóa ở Đông Nam Á" của GS Boonrucksar Soonthornthum. Hội nghị tạo ra cơ hội hiếm có cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến sự giao thoa giữa thiên văn học, lịch sử và khảo cổ và kết nối các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Phát hiện thiên văn học củng cố thuyết tương đối rộng của A. EinsteinPhát hiện thiên văn học củng cố thuyết tương đối rộng của A. Einstein

Các nhà khoa học đã thấy một ngôi sao quay xung quanh một hố đen khổng lồ nằm ở trung tâm của Dải Ngân hà theo quỹ đạo được dự đoán trong thuyết tương đối rộng.

Xem thêm: mth.16532543240303202-a-man-gnod-o-coh-nav-neiht-yad-cuht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thúc đẩy thiên văn học ở Đông Nam Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools