Không chỉ dân tỉnh mới nhập cư TP như Văn, mà nhiều người mấy đời sinh sống ở Sài Gòn - TP.HCM không hề chân lấm tay bùn ruộng đồng cũng mê câu cá.
"Hồi trước cứ cuối tuần tụi tui ráp nhau nhậu nhẹt. Khi qua thú đi câu bớt hẳn rượu chè, đỡ hại sức khỏe", ông Bảy Phệ, một cần thủ ở đường Tôn Thất Thuyết, quận 4, vui vẻ kể. Họ chọn câu cá, một cách bắt giản đơn, không tận diệt, và chỉ câu nơi nào không bị cấm.
Câu cá trê sông Sài Gòn
11h trưa đầu tháng 3, nắng TP như đổ lửa, Đỗ Hữu Văn vẫn miệt mài với dàn cần câu bên bờ sông Sài Gòn. Móc mấy con dế làm mồi, anh giương cả ba cây cần ra sông. Vừa vô gốc cây trú mát được vài phút, anh đã nhào ra, hăm hở giật cây cần câu màu đen ở giữa.
Dây câu của Văn không dùng phao, anh vẫn phát hiện cá đã cắn câu, còn tay ngang như tôi căng mắt ngó kỹ vẫn không thấy gì. Anh khéo léo giật mũi cần cong vút rồi chậm rãi quay máy thu dây câu.
Khoảng 2, 3 phút sau, đã nhìn thấy chú cá bị kéo về gần bờ. Đó là con cá trê lớn gần bằng cổ tay và dài hơn cả cẳng tay người lớn. "Cá phóng sinh à?", tôi hỏi.
"Không phải, cá phóng sinh thường không lớn cỡ này. Mà chúng được nuôi ở nguồn khác thả xuống kênh đây nên bị lờ đờ, không quậy bạo như con trê này", Văn nói vẻ hiểu biết.
Anh khéo léo gỡ lưỡi câu nhẹ nhàng khỏi miệng cá. Lúc này, túi đựng treo bên cột rào bờ sông đã được gần chục con mà loại nhiều nhất là cá trê. Chú cá trê mới câu cũng có bộ da trơn sạch, khỏe mạnh. Nhưng người cần thủ nói rằng sẽ không ăn ngay mà "rộng nuôi vài ngày".
Anh cũng kể thêm thường chỉ câu đoạn sông Sài Gòn hoặc qua vùng ven như Bình Chánh, TP Thủ Đức. "Những kênh rạch ô nhiễm nặng, tôi không câu. Bởi câu được cá cũng không biết làm gì, không dám ăn mà cho hay bán cũng không được. Một số kênh rạch nội thành cũng cấm câu", anh nói.
Hiện nay, các cần thủ có "tay nghề" ở TP.HCM thường ra các kênh ngoại thành để buông câu vì nước còn phần nào đỡ ô nhiễm.
Nếu câu gần, họ hay chọn sông lớn như sông Sài Gòn đoạn cầu Bình Lợi, hay bờ sông mạn bên TP Thủ Đức nhiều cây cối che bóng mát.
Ở nội thành, họ cũng có thể chọn một số đoạn cửa kênh rạch đổ ra sông lớn như đoạn kênh Thanh Đa. Nhờ nước sông lớn giảm phần nào ô nhiễm cho các đầu kênh rạch nhỏ này.
Bỏ nhậu để câu
Ông Huỳnh Thanh Bảy, còn gọi Bảy Phệ (65 tuổi), được xem là "lính mới" trong nghề câu nhưng cũng đã thâm niên ôm cần gần chục năm.
Nhà hẻm đường Tôn Thất Thuyết, quận 4, nên ông Bảy Phệ hay chọn kênh rạch phía quận 7, Nhà Bè. Khi nào ông nhiều thời gian và khỏe thì xuống tuốt Cần Giờ để buông câu tìm cảm giác.
Kể chuyện "vào nghề", cần thủ gốc gác dân bốc vác ở cảng quận 4 này kể: "Hơn chục năm trước, bạn bè rủ tôi đi câu hồ mà chủ yếu ngồi nhậu. Hôm nào câu về cũng say xỉn lê lết chứ có cá mú gì đâu.
Thế rồi không biết sao lần lần ghiền câu luôn. Bây giờ tôi đi câu đúng nghĩa chỉ mê câu chứ không cầm chén nâng ly gì nữa, khỏe cả người. Vợ con cũng đỡ càm ràm".
Ông Bảy Phệ kể thêm đi câu mạn quận 7, Nhà Bè, ông thường đi trong ngày, nhưng xuống Cần Giờ thì ông đi qua ngày thứ hai, thậm chí có chuyến đi suốt ba ngày.
"Được cá mê lắm, tôi bỏ thùng đá ướp. Có khi kiếm nhà nghỉ bình dân qua đêm. Có chuyến mang lều theo để câu khuya, khi nào buồn ngủ thì bung lều ngủ luôn", người cần thủ lớn tuổi vui vẻ kể thêm chỉ mới sắm được bộ cần câu máy gồm ba cần hồi năm 2016, còn trước đó vẫn cần câu tre.
Đa số sông rạch ở TP hiện nay đều đã ô nhiễm, nhưng dân câu cá thạo đường đi nước bước vẫn có nhiều nơi để ôm cần. Hướng tây bắc của TP ở Củ Chi, giáp Long An, Tây Ninh cũng hay được họ tìm đến.
Phía này, cá nước ngọt nhiều như các loại cá trê, lóc, rô, lươn. Câu chán ở Củ Chi, họ có thể tạt qua phía Long An hay đi tiếp lên Tây Ninh với điểm hấp dẫn nhất là hồ Dầu Tiếng.
Ông Bảy Phệ cười kể: "Cũng mấy lần nhóm tụi tôi kéo nhau lên tận Dầu Tiếng, nhưng sau không dám đi nữa. Còn vì sao không đi nữa thì vì... sợ ghiền. Đã lên tới đây câu, vợ con có réo, cũng khó bỏ về".
Tay câu chuyên nghiệp
Thực tế, trong giới cần thủ, dân buông câu loanh quanh ven TP này vẫn là "tay ngang". Các hội nhóm cần thủ "thứ thiệt" thường chọn đi xa, thú chơi không phải ai cũng có điều kiện, kể cả tiền bạc lẫn thời gian, phương tiện.
Anh Trần Văn Lộc, một tay câu đường xa có tiếng ở phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân, TP.HCM), có cả một nhóm bạn đi câu đường xa tại các tỉnh, thậm chí cả những nước lân cận như Campuchia, Lào.
Mấy năm gần đây, nhóm anh còn thường xuyên "bao" luôn chuyến ghe cá để được ra buông câu gần khu vực các giàn khoan dầu khí, Trường Sa. Giá họ "bao" chuyến là 18 - 20 triệu đồng cho 4 - 6 tay câu chuyên nghiệp đi trong bốn ngày...
"Cần thủ nào đã đi câu biển rồi thì mê hơn hẳn câu sông. Cá lớn đủ loại và cảm giác sóng gió rất đã. Tụi tôi mỗi lần đi câu là cả mấy ngày mới về. Cá mú toàn loại ngon mà vừa ăn vừa cho cũng không hết", anh Lộc kể.
Cần câu của anh hiện nay đã đến số chục, và giá trung bình cũng khoảng 30 triệu đồng mỗi bộ. Tuy nhiên, anh Lộc nói đồ nghề của mình cũng chỉ cỡ trung bình, nhiều tay câu biển chuyên nghiệp còn có đồ nghề "thứ dữ" hơn hẳn.
Gần đây, hầu như tháng nào anh Lộc và các bạn mình cũng đi biển. Mới tháng đầu năm 2023 này họ cũng đã kịp thực hiện một chuyến ra tới gần mỏ dầu khí Hồng Ngọc.
Khu vực các mỏ dầu này có nhiều chân cọc đế cắm xuống biển nên cá mú quần tụ. Con lớn nhất mà anh Lộc từng câu được là cá ngừ 35kg, nhưng bạn của anh còn câu được cá hơn 60kg. Còn chuyến câu được nhiều cá nhất thì họ cũng chẳng nhớ nổi số con vì để đầy tàu mà cũng chẳng có cân để cân...
Tay thanh niên bặm trợn nói lại tôm cá là của sông nước chứ có phải của cha của ông ai đâu, và còn xáp vô đòi đánh tôi. May lúc đó có mấy anh dân phòng đi ngang qua nên nó mới bỏ chạy", ông Bảy Phệ kể.
Cần thủ này có nguyên tắc không bao giờ thả câu ở nơi bầy lòng ròng (cá lóc con) vì sợ câu trúng cá mẹ. Ông cũng xài loại lưỡi câu và mồi lớn để không câu cá nhỏ.
Mấy năm nay, đi dọc các tuyến đường về các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường (Long An) thường xuyên bắt gặp những chiếc quạt tạo oxy tung trắng nước dưới nhiều ao nuôi tôm mọc lên giữa đất lúa.
Xem thêm: mth.68834830160303202-ohp-hnaht-uht-nac/nv.ertiout