- Năm 2021 chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở để tập trung phòng, chống dịch
- Đề xuất tăng lương cơ sở 1,6 triệu đồng/tháng trong năm 2020
- Tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1-7-2020
Theo Nghị quyết, tổng thu NSNN năm 2021 là 1.343.330 tỷ đồng. Tổng chi NSNN là 1.687.000 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 343.670 tỷ đồng (khoảng 4% GDP), trong đó bội chi ngân sách Trung ương là là 318.870 tỷ đồng (khoảng 3,7% GDP), bội chi ngân sách địa phương là 24.800 tỷ đồng (khoảng 0,3% GDP). Tổng mức vay của NSNN là 608.569 tỷ đồng.
Về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán NSNN năm 2020, nghị quyết quyết nghị tăng bội chi ngân sách trung ương là 133.500 tỷ đồng để bảo đảm dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020 Quốc hội đã quyết định. Chính phủ được giao phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để giảm bội chi NSNN; thực hiện huy động vay bù đắp bội chi phù hợp với tiến độ thu và dự kiến giải ngân ngân sách trung ương năm 2020.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải. |
Đồng thời, trong năm 2020, không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (đối tượng do NSNN bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch COVID-19, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Trường hợp cân đối thu ngân sách địa phương giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các địa phương phải chủ động sử dụng các nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2020 để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, khắc phục hậu quả thiên tai, các chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp còn hụt thu cân đối thì các địa phương phải rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết theo quy định…
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải, từ nay đến hết năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quôc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, các cấp chính quyền địa phương tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết. |
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan thuế, cơ quan hải quan tăng cường quản lý công tác hành thu, chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu và gian lận thương mại, chú trọng tập trung phân tích nguyên nhân nợ thuế, phân nhóm các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh COVID-19. Trên cơ sở đó, áp dụng biện pháp thu nợ phù hợp, đồng thời công khai thông tin người nộp thuế chây ỳ nợ thuế trên phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, bảo đảm hụt thu NSNN ở mức thấp nhất”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói.
Nghị quyết giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021. Cụ thể, điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ; phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, NSNN.
Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu NSNN; chống thất thu thuế, chống chuyển giá, trốn thuế; giảm tỷ lệ nợ thuế; mở rộng triển khai hóa đơn điện tử; cải cách, hiện đại hóa hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai; đẩy nhanh công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo Đề án đã được phê duyệt…
Trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, chuẩn nghèo. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương. Trong đó thực hiện loại trừ một số khoản thu theo quy định tại Nghị quyết Quốc hội khi tính số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2020 và dự toán năm 2021 dành để cải cách tiền lương. Đồng thời, loại trừ thêm khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Đối với những địa phương đã có cam kết đảm bảo nhu cầu cải cách tiền lương và chính sách an sinh xã hội đến hết năm 2020, trường hợp dự toán năm 2021 thiếu nguồn, sẽ được ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện chính sách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội theo các chế độ quy định.
Xem thêm: /735916-1202-0202-man-gnort-os-oc-gnoul-cum-hnihc-ueid-auhC/us-ioht-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac