vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp xăng dầu hỏi: Kinh doanh mà không có thù lao thì bộ trưởng có làm được hay không?

2023-03-06 13:02
Doanh nghiệp xăng dầu hỏi: Kinh doanh mà không có thù lao thì bộ trưởng có làm được hay không? - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Báu - doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại TP.HCM - nêu các câu hỏi cho hai bộ trưởng Công Thương - Tài chính - các cơ quan chịu trách nhiệm điều hành xăng dầu - Ảnh: H.Ý

Sáng 6-3, diễn ra tọa đàm "Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: Tiếng nói người trong cuộc” do báo Tiền Phong tổ chức.

Nhiều câu hỏi của doanh nghiệp xăng dầu gửi cho hai bộ trưởng

Đặt ra một số câu hỏi gửi tới bộ trưởng Liên bộ Công Thương - Tài chính, ông Lê Văn Báu, giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Bảo Dương (TP.HCM), nêu: Doanh nghiệp bán lẻ làm thuê cho nhà cung cấp mà không được nhận thù lao, phải bỏ tiền túi ra trả lương người lao động thì bộ trưởng có giải pháp nào? Nhà cung cấp không trả chi phí cho nhà bán lẻ có vi phạm không? Doanh nghiệp lỗ không còn tiền tiếp tục kinh doanh, đóng cửa tạm thời thì có vi phạm pháp luật hay không?

"Vì thua lỗ nên doanh nghiệp bán lẻ không còn tiền trả lương cho người lao động thì có vi phạm pháp luật hay không?

Nếu là bộ trưởng mà đi kinh doanh xăng dầu như vậy thì bộ trưởng sẽ làm gì? Doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh không có thù lao tối thiểu thì bộ trưởng có làm được hay không?" - ông Báu nêu vấn đề.

Cho rằng thị trường đang có sự độc quyền, ông Nguyễn Xuân Thắng, giám đốc Công ty TNHH Hải Âu Phát, chỉ ra đang có sự thiếu công bằng trong thù lao/chiết khấu xăng dầu.

Thực tế, có một nghịch lý là mức chiết khấu thương mại này luôn cao hơn mức thù lao cho các đại lý bán lẻ xăng dầu.

“Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối không trả phần chi phí, bao gồm lợi nhuận định mức, mà sử dụng mức chiết khấu này để cạnh tranh với bán lẻ xăng dầu là sự thiếu công bằng.

Điều này gây thiệt hại và khiến môi trường kinh doanh xăng dầu không còn lành mạnh và minh bạch” - ông Thắng đề nghị cần xác định lợi nhuận mà doanh nghiệp bán lẻ phải được hưởng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bán lẻ.

Từ góc độ nhà phân phối, ông Vang Tấn Phụng - chủ tịch HĐQT Công ty Thương mại dầu khí Đồng Nai - cho rằng đứt gãy trên thị trường xăng dầu thời gian qua, tác nhân chính là thương nhân đầu mối, và điều hành vĩ mô có vấn đề.

“Thương nhân đầu mối không rót xuống (chiết khấu - PV) thì làm sao chúng tôi rót được xuống bán lẻ. Bất cập từ đầu mối, hệ thống điều hành bất cập, chúng tôi lỗ quá.

Có ý kiến cho rằng chúng tôi là trung gian, rồi là hoạt động “ba không”, thì phải xem doanh nghiệp nào chứ không thể vài doanh nghiệp mà phủ nhận vai trò của phân phối” - ông Phụng nói.

Ông kiến nghị việc sửa đổi nghị định cần phải mang tính triệt để, đảm bảo tính thị trường hóa của ngành xăng dầu, không có sự can thiệp của Nhà nước.

Giá thành đầu vào phải cập nhật đầy đủ, kịp thời, phản ánh chi phí đầu vào để khi điều hành giá đảm bảo tính hài hòa lợi ích của cả ba bên đầu mối, thương nhân phân phối và bán lẻ.

Doanh nghiệp xăng dầu hỏi: Kinh doanh mà không có thù lao thì bộ trưởng có làm được hay không? - Ảnh 3.

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đặt vấn đề có phải khâu đầu mối xăng dầu đang đầu cơ xăng dầu? - Ảnh: H.Ý

Cứ sắp tăng giá xe bồn lại ùn ùn xếp hàng: Doanh nghiệp hỏi găm hàng, đầu cơ ở khâu nào?

Ông Hoàng Trung Dũng - tổng giám đốc Công ty Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ APP - chỉ ra thực tế là từ khi chu kỳ điều hành rút ngắn còn 10 ngày, thì trên thị trường chiết khấu bị bóp nghẹt từ đầu mối xuống phân phối. 

Ông dẫn chứng là có những ngày chiết khấu giảm tới 500 đồng, còn thường là 150-200 đồng/lít, khiến doanh nghiệp sẽ lỗ.

“Cứ khi giá tăng thì chiết khấu giảm dần, hàng nghìn xe xếp hàng ở đầu mối chờ lấy hàng nhưng cũng không được. Làm sao để tránh tình trạng cục bộ, đầu cơ, găm lại chờ tăng giá theo kiểu như vậy. Nguyên nhân đứt gãy có phải chỉ là khâu trung gian ở bên dưới hay không” - ông Dũng nêu vấn đề.

Ông Nguyễn Minh Tiến, cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), khẳng định hai bộ đã phối hợp chặt chẽ, cập nhật kịp thời các chi phí vào giá cơ sở xăng dầu để tính đúng tính đủ.

Với vấn đề chiết khấu của bán lẻ xăng dầu, ông Tiến thừa nhận, đã không đủ chi phí vận hành, khó khăn trong hoạt động.

Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương cần nghiên cứu xem xét chiết khấu trong bán lẻ, làm sao hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp đầu mối - phân phối và bán lẻ tham gia chuỗi cung ứng và lợi ích các bên.

Có ba phương án điều hành xăng dầu để lấy ý kiến

Theo ông Trần Duy Đông - vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc sửa đổi nghị định về xăng dầu tới đây sẽ đưa ra ba phương án: Giữ nguyên quy định điều hành giá, nhưng cần thay đổi cách tính chi phí, tính đúng tính đủ.

Tuy nhiên cũng có phương án là đưa xăng dầu về cho thị trường nhiều hơn, trao quyền cho doanh nghiệp nhiều hơn, Nhà nước sẽ có giá tham chiếu. Phương án thứ ba là hoàn toàn trả hết cho thị trường, bỏ quỹ, bỏ can thiệp ngắn hạn.

"Ban soạn thảo đang nghiên cứu kỹ, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động để làm sao hướng tới thể chế quản lý xăng dầu thực sự khoa học và phù hợp trong bối cảnh hiện nay" - ông Đông nói.

Hai bộ Công Thương - Tài chính giải trình loạt vấn đề Hai bộ Công Thương - Tài chính giải trình loạt vấn đề 'nóng' về xăng dầu

Sáng 28-2, hai bộ Công Thương - Tài chính đã giải trình các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước về xăng dầu và tình hình thị trường xăng dầu thời gian qua.

Xem thêm: mth.25355641160303202-gnohk-yah-coud-mal-oc-gnourt-ob-iht-oal-uht-oc-gnohk-am-hnaod-hnik-ioh-uad-gnax-peihgn-hnaod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp xăng dầu hỏi: Kinh doanh mà không có thù lao thì bộ trưởng có làm được hay không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools