Nói với kênh truyền hình CNBC, ông Alan Watts, Chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tập đoàn Hilton cho biết, giá thuê phòng tại các khách sạn đang ở mức "cao nhất mọi thời đại".
Theo ông Watts, giá thuê phòng tăng cao do nhu cầu du lịch bị dồn nén lâu ngày trong đại dịch và giờ là lúc mọi người "ăn tiệc… để bù đắp cơn đói".
Du lịch bùng nổ ở châu Á - Thài Bình Dương bị dồn nén lâu ngày trong đại dịch
Theo báo cáo mới công bố, giá thuê trung bình tại chuỗi khách sạn Hilton tăng 8% trong quý 4 năm 2022, so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, giá tại các chuỗi khách sạn nổi tiếng khác như Marriott và IHG đã tăng 13%, trong khi Hyatt tăng giá 14%.
Bùng nổ du lịch ở châu Á Thái Bình Dương
Ông Alan Watts cho biết sự bùng nổ du lịch ở châu Á Thái Bình Dương là một "hiện tượng". Dữ liệu cho thấy điều này đặc biệt đúng ở những nơi mà du khách Trung Quốc dự kiến sẽ đến.
Theo dữ liệu của Traveloka, giá khách sạn trung bình trên khắp Đông Nam Á trong năm 2022 đã tăng hơn 10%.
Giám đốc chiến lược của Traveloka, Joydeep Chakraborty, cho biết giá phòng đã tăng hơn 45% tại các điểm đến đang thu hút nhiều du khách Trung Quốc nhất.
Bangkok là nơi có giá phòng khách sạn tăng cao nhất
"Mức tăng đáng kể nhất được ghi nhận ở Bali, Bangkok, Phuket và Singapore, với Bangkok đứng đầu bảng xếp hạng với hơn 70% và Singapore với hơn 40%", ông Joydeep Chakraborty cho hay.
Đại diện của Ctrip, trang web đặt phòng du lịch hàng đầu ở Trung Quốc, cũng cho biết, giá đặt phòng khách sạn trung bình ở Bangkok đã tăng khoảng 70% vào cuối tháng 1.
Khách sạn cao cấp tăng giá mạnh
Dữ liệu của Traveloka cho thấy việc tăng giá khách sạn không chỉ giới hạn ở lĩnh vực sang trọng mà cụ thể hơn là các khách sạn cao cấp.
Báo cáo do Morgan Stanley công bố vào ngày 7/2 cho thấy sự quan tâm của du khách Trung Quốc với việc ở khách sạn sang trọng đã tăng từ 18% lên 34% từ năm 2022 đến năm 2023.
Công ty nhận dạng dữ liệu Adara cũng cung cấp báo cáo cho thấy du khách Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn cho phòng khách sạn. Ít khách du lịch đặt phòng dưới 100 USD một đêm, trong khi số người đặt phòng có giá từ 400 USD trở lên tăng gần gấp ba.
Giá phòng khách sạn tăng mạnh theo dữ liệu của Adara
Bên cạnh giá phòng tăng cao, giá vé máy bay quốc tế cũng ghi nhận mức tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với trước đại dịch.
Thông báo dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 nghiệm ngặt cửa Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh các ca nhiễm tăng mạnh trong nước. Các hàng không chưa tăng cường kết nối chuyến bay với Trung Quốc để đón đầu nhu cầu đi nước ngoài của người dân. Kết quả là chỗ ngồi hạn chế và giá vé cao ngất trời.
Theo Reuters, vé máy bay khứ hồi giữa San Francisco và Thượng Hải vào tháng 3 của hãng United Airlines có giá gần 4.000 USD ở hạng phổ thông và hơn 18.000 USD ở hạng thương gia.
Sự trở lại bình thường "không ổn định"
Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy mức giá khách sạn cao ngất ngưởng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hoặc có thể đi theo một lộ trình "tăng giảm thất thường" khi ngành du lịch châu Á Thái Bình Dương cố gắng trở lại bình thường.
Theo nền tảng đặt phòng Kayak, giá phòng khách sạn trên toàn khu vực đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên mức giá trung bình đã bắt đầu giảm.
Dữ liệu cho thấy giá khách sạn trung bình một đêm ở Bangkok trong tháng 2 đã giảm 36% so với tháng 1. Con số này ở Singapore là 33%.
Singapore cũng là điểm đến được nhiều du khách Trung Quốc lựa chọn
Tuy nhiên nếu so sánh tháng 1 và tháng 2, giá trung bình mỗi đêm tăng 70% ở Hong Kong (Trung Quốc) và 73% ở Tokyo.
Người phát ngôn của Kayak nói, rằng điều này có thể cho thấy "nhu cầu tổng thể" vẫn là đang làm giá khách sạn tăng lên.
Tốt cho khách sạn, khó khăn cho du khách
Ông Chakraborty, giám đốc chiến lược của Traveloka cho biết, việc tăng giá đang giúp các khách sạn bù đắp khoản lỗ đáng kể trong ba năm qua và có khả năng "thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa".
Ở phía ngược lại, đây lại là khó khăn với du khách nói chung trong bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng.
Tuy nhiên, việc các chuyên giá kinh tế David Mann và Anushri Bansal, việc tăng giá lên tới 2 con số có thể không làm các du khách Trung Quốc lo lắng bởi họ ít phải chịu áp lực tương tự như các thị trường khác.
Du khách Trung Quốc có mức chi tiêu cao khi đi du lịch nước ngoài
"Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy giá khách sạn hạng sang tăng sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Trước đại dịch, chi tiêu của du khách Trung Quốc khi đi ra nước ngoài là nguồn chi tiêu lớn nhất toàn cầu", ông David Mann, nhà kinh tế trưởng tại Viện Kinh tế Mastercard , nói với CNBC,
Ông David Mann đã ví tình trạng hiện tại của châu Á-Thái Bình Dương, khi khu vực này cố gắng phục hồi do "việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế do COVID-19 tương đối đột ngột, mặc dù đã được dự đoán trước" như một người nhảy bungee chạm đến điểm thấp nhất của cú ngã và bắt đầu đi lên một lần nữa.
VTV.vn - Lần đầu tiên sau 3 năm, Trung Quốc cấp phép trở lại cho hoạt động du lịch theo đoàn. Động thái được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành du lịch nhiều quốc gia châu Á hồi phục.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.77884735160303202-gnougn-tagn-oac-a-uahc-o-nas-hcahk-aig-on-gnub-hcil-ud/et-hnik/nv.vtv