vĐồng tin tức tài chính 365

Thảm họa đánh bom trong giải marathon danh giá nhất thế giới

2023-03-07 16:21

Ngày 15/4/2013 ngày nắng nhẹ, nền nhiệt khoảng 13 độ C, lặng gió, lý tưởng cho giải chạy hàng năm danh giá và lâu đời nhất thế giới, Boston Marathon lần thứ 117. Khoảng 9h, hơn 23.000 người đến từ 92 quốc gia tập trung thành từng đợt tại vạch xuất phát ở Hopkinton Green. Hơn nửa triệu khán giả đã xếp hàng dài dọc theo đường chạy.

Khi hàng nghìn runner chuyên nghiệp đã về đích, lúc 14h49', nhiều người vẫn miệt mài trên những cung đường quanh thành phố. Bỗng một quả bom tự chế phát nổ gần vạch đích. 13 giây sau, cách đó 100 m quả bom thứ hai phát nổ.

Những quả bom được đặt trong nồi áp suất thông thường, chứa đầy đinh, thuốc súng được kích hoạt bằng bộ hẹn giờ. Các vụ nổ mạnh đến mức có thể tìm thấy các mảnh vỡ cách đó 12 dãy phố.

Vụ nổ nhìn từ trên cao. Ảnh: DailyMail

Vụ nổ nhìn từ trên cao. Ảnh: DailyMail

Khán giả ngay lập tức tháo thắt lưng hoặc mảnh quần áo để làm garo tạm thời nhằm cầm máu cho những người bị thương. Khung cảnh hỗn loạn chưa từng có. Trong vòng vài phút, xe cứu thương đã có mặt. Các nhân viên làm nhiệm vụ đều được đặt trong tình trạng báo động cao và sẵn sàng tiếp nhận thương vong hàng loạt.

Vụ nổ đã khiến 3 người đã thiệt mạng và 264 người bị thương, nạn nhân nhỏ nhất 8 tuổi.

Cảnh sát tự tin rằng sẽ tìm ra những kẻ đặt bom rất nhanh. Vì vạch đích trong cuộc thi Marathon Boston là một trong những khu vực được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới. Ngoài điện thoại di động của người xem còn có hàng trăm máy quay, máy ảnh của của các báo đài.

Cuối cùng, hơn 13.000 video và 120.000 ảnh tĩnh được chuyển đến phòng nghiên cứu của FBI ở Quantico, Virginia. Sáng hôm sau, FBI đã có hình ảnh của hai nghi phạm. Họ đứng cùng nhau, một người đội mũ trắng và người kia đội mũ đen. Hai thanh niên từ phố Gloucester đi vào phố Boylston, 11 phút trước khi bom nổ, mang theo balô đen.

4 phút sau, kẻ đội mũ đen đi về hướng về đích, đặt balô trên vỉa hè. Anh ta đứng yên tại chỗ trong 4 phút, thỉnh thoảng kiểm tra điện thoại di động, chụp ảnh và thực hiện một cuộc gọi.

Vài giây sau khi cuộc gọi kết thúc, đám đông xung quanh anh ta hét lên, hướng sự chú ý về vụ nổ đầu tiên, cách đó khoảng 100 m. Mọi người đều quay về phía đó xem có chuyện gì xảy ra, trừ hắn. Hắn sau đó đi ngược chiều đám đông và để lại chiếc balô. Vài giây sau, quả bom thứ hai từ chiếc balô này phát nổ.

Cảnh sát Boston và FBI đã tranh luận về việc có nên công bố hình ảnh của hai nghi phạm đánh bom cho công chúng hay không. FBI phản đối với lý do rằng nó sẽ cảnh báo những kẻ tình nghi bỏ trốn, còn cảnh sát Boston lo sợ cả hai sẽ đánh những quả bom khác ở Boston nếu chưa bị bắt.

Cuối cùng, 17h ngày 18/4, FBI đồng ý công bố những hình ảnh nghi phạm cho giới truyền thông và kêu gọi bất kỳ ai nhận ra những kẻ tình nghi hãy gọi cho cảnh sát.

Hai nghi phạm (khoanh đỏ) được sàng lọc qua 13.000 video và 120.000 ảnh. Ảnh: US News

Hai nghi phạm (khoanh đỏ) được sàng lọc qua 13.000 video và 120.000 ảnh. Ảnh: US News

22h hôm đó, một sĩ quan cảnh sát 27 tuổi bị bắn chết từ phía sau lưng khi đang ngồi trong xe tuần tra quanh khu vực trường đại học Massachusetts. Khẩu súng trong bao da có khóa cũng bị lấy đi.

Không ai biết liệu vụ sát hại sĩ quan này có liên quan những kẻ đánh bom Boston Marathon hay không. 2h sau, một cuộc gọi 911 báo cáo một vụ cướp xe đáng ngờ.

Nghi phạm có súng, buộc tài xế lái đến một địa điểm đón một đồng bọn. Hai kẻ chất một thứ gì đó vào cốp xe rồi trở lại xe, lấy 45 USD và thẻ ngân hàng của tài xế, yêu cầu lái xe đến một trạm xăng. Khi hai người đàn ông đi vào cửa hàng tiện lợi, tài xế đã bỏ chạy băng qua đường đến một cửa hàng gần đó, hét lên: "Gọi cảnh sát. Họ có bom. Họ có một khẩu súng. Họ muốn giết tôi".

Nhân viên cửa hàng nghĩ người này say rượu nhưng khi thấy ông ta chạy vào kho phía sau và nhốt mình trong đó, họ biết đó là chuyện nghiêm túc, liền gọi 911.

Hai kẻ cướp xe không cố gắng truy đuổi tài xế mà lái đi về hướng Watertown. Cảnh sát đã theo dõi chuyển động của chiếc xe dựa theo tín hiệu điện thoại di động của nạn nhân vẫn bỏ lại bên trong.

Khi cảnh sát đuổi kịp chiếc SUV trên một con phố ở Watertown, hai kẻ cướp ném 3 quả bom ống và bắn nhiều phát đạn vào bảy cảnh sát. Một cuộc đọ súng dữ dội nổ ra. Thêm nhiều cảnh sát đến, bao vây chiếc SUV, tạo ra một tình huống đối đầu nguy hiểm. Hơn 200 viên đạn đã được đôi bên bắn ra.

Khoảng 20 phút sau, một tên bước ra khỏi xe, bắn vào cảnh sát nhưng bị tiêu diệt. Trong khi đó tên còn lại rú ga, tông vào cảnh sát và điên cuồng len qua những chiếc xe tuần tra, phóng đi trong màn đêm.

Kẻ bị bắn chết được xác định là Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, nhập cư từ vùng Dagestan của Nga vào Mỹ 13 năm nay. Em trai của anh ta là Dzkokhar, 19 tuổi, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Massachusetts Dartmouth, nhập quốc tịch Mỹ ngày 11/9/2012. Cả hai nghiện cần sa nặng.

Hôm sau, cảnh sát vây Watertown để khám xét từng nhà. Họ phong tỏa toàn bộ khu vực tàu điện ngầm, ngưng tất các phương tiện giao thông công cộng và yêu cầu người dân ở trong nhà cho đến khi có thông báo mới. Một trong những thành phố lớn nhất của Mỹ đã bị tê liệt bởi cuộc tìm kiếm một tên khủng bố tuổi teen.

18h ngày 19/4/2013, lệnh giới nghiêm được hủy bỏ và mọi người được phép rời khỏi nhà. Khi một người dân bước ra khỏi nhà vào 19h cùng ngày, ông nhận thấy tấm bạt che chiếc thuyền máy của mình bị hở.

Ông tiến đến xem xét con thuyền máy dài 6 m phủ bạt, nhận thấy vết máu ở hai bên boong, giữa con thuyền là nam thanh niên nằm thoi thóp. Ông nhận ra người này qua tivi, chính là kẻ đang chạy trốn. Chủ thuyền hốt hoảng chạy về nhà bảo vợ khóa mọi cửa nhà, rồi gọi 911.

Nhà chức trách cử một lượng lớn cảnh sát tới hiện trường. Một đội đặc nhiệm SWAT với xe bọc thép dày đặc đã tiếp cận con thuyền, nhiều loạt súng đã được bắn. Máy bay trực thăng của cảnh sát bang sử dụng công nghệ chụp ảnh nhiệt đã chỉ ra vị trí nghi phạm đang trốn trong thuyền. Một cánh tay robot gắn vào xe cảnh sát kéo tấm bạt ra. Sau khi các nhà đàm phán của FBI nói chuyện qua loa, Dzkokhar Tsarnaev đầu hàng lúc 20h45' cùng ngày. Không có súng hay bất kỳ chất nổ nào được tìm thấy trong thuyền.

Những lời Dzkokbar viết trong 18 tiếng trốn trong con thuyền, sau đó được trình chiếu tại tòa. Ảnh: CNN

Những lời Dzkokbar viết trong 18 tiếng trốn trong con thuyền, sau đó được trình chiếu tại tòa. Ảnh: CNN

Bị thương nặng, Dzkokbar được xe cấp cứu đưa đến Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, một trong những bệnh viện nơi có nhiều nạn nhân marathon và nhiều người vẫn đang được điều trị. Hắn đã bị nhiều vết thương do súng bắn vào chân tay và đầu; đạn găm vào miệng xuyên qua bên trái mặt dưới... Việc anh ta còn sống, theo bác sĩ, là một phép lạ.

Dzkokbar đã trải qua nhiều ca phẫu thuật. Ngày 21/4 một đội thẩm vấn đặc biệt đã được cử từ Washington để thẩm vấn. Dzkokbar vì vết thương ở họng, chỉ có thể giao tiếp bằng cách viết ra câu trả lời. Anh ta khai hai anh em tự hành động, họ không thuộc bất cứ tổ chức cực đoan nào.

Họ đã học cách chế tạo bom qua hướng dẫn của al Qaeda ở Yemen xuất bản trên một tạp chí điện tử bằng tiếng Anh, bài báo có tựa đề Chế tạo bom từ nguyên liệu trong bếp của mẹ.

Một tuần sau, Dzkokbar được chuyển đến Bệnh viện nhà tù Devens, với các phòng giam an ninh cao với các phòng điều trị, dành riêng cho nam giới. Anh ta bị giam trong một phòng giam nhỏ dành cho một người với cửa thép, cửa sổ quan sát và một khe để chuyển thức ăn và thuốc men. Dzkokbar không được phép giao du, nói chuyện hay cầu nguyện với các tù nhân khác. Anh ta có thể rời khỏi phòng giam một giờ mỗi ngày để đến một không gian mở nhỏ biệt lập để tập thể dục.

Những người duy nhất được phép thăm gặp là chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần, nhóm luật sư và các thành viên ruột thịt trong gia đình. Bốn luật sư đến gặp Dzkokbar hàng ngày, hai chị gái ruột ở Boston hầu như không tới. Cha mẹ anh ta vẫn sống ở Dagestan (Nga).

Dzkokbar (trái) và anh trai, Tamerlan. Anhe: NYPost

Dzkokbar (trái) và anh trai, Tamerlan. Anhe: NYPost

Ngày 4/3/2015, gần 2 năm sau vụ đánh bom, Dzkokbar bị xét xử tại Tòa án quận Massachusetts với hơn 30 tội danh, 17 tội danh có khung tử hình. Anh ta không nhận tội danh nào.

Phiên tòa thu hút sự chú ý toàn thế giới, đây được xem là vụ khủng bố tồi tệ nhất trên đất Mỹ kể sau sự kiện 11/9/2001 tại Trung tâm thương mại thế giới. Nhiều nạn nhân đã đến làm chứng với những bộ phận cơ thể bị cắt cụt, trở thành hình ảnh lên án bị cáo vô cùng mạnh mẽ. Dzkokbar cuối cùng cúi đầu xin lỗi họ.

Về động cơ gây án, Dzhokhar nói rằng hai anh em cực đoan hoá bản thân, giận dữ khi Mỹ tiến hành các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Lúc bị thương nằm trốn trên thuyền, dù đau đớn nhưng Dzhokhar vẫn viết những lời đầy oán hận. Hai anh em có ý định đến thành phố New York để đánh bom Quảng trường thời đại nhưng sau đó đã chọn sự kiện Boston Marathon do gần hơn, và sự kiện cũng có nhiều người nước ngoài tham gia.

Sau phiên tòa kéo dài 3 tháng, ngày 24/6/2015, Dzkokbar bị bồi thẩm đoàn tuyên có tội, thẩm phán phạt tử hình. Massachusetts đã bỏ án tử hình, năm 1984. Song Dzkokbar bị xét xử với tội danh liên bang nên vẫn đủ điều kiện để thi hành án.

Các luật sư của anh ta nhiều lần kháng cáo trong 6 năm qua, yêu cầu hủy án tử hình, lần gần nhất là ngày 10/1 vừa qua.

Hải Thư (Theo AP, Boston Globe,WP, NYT)

Xem thêm: lmth.0427754-ioig-eht-tahn-aig-hnad-nohtaram-iaig-gnort-mob-hnad-aoh-maht/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thảm họa đánh bom trong giải marathon danh giá nhất thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools