vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Tin đồn nở rộ trong bối cảnh thị trường đi xuống

2023-03-08 05:35

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 7/3 giảm 100.000 đồng/lượng so với ngày cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,00 – 66,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 10 USD xuống 1.846,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.850 USD, nhưng đã yếu đi và giảm nhanh về gần 1.840 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,44 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.633 đồng/USD, giảm 3 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.490 – 23.830 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang quanh 23.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,01 USD (+0,01%), lên 80,47 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,06 USD (+0,07%), lên 86,24 USD/thùng.

VN-Index tăng hơn 10 điểm

VN-Index mở cửa trong sắc xanh với bệ đỡ chính là nhóm bluechips, cho dù không nhận được tín hiệu tích cực từ dòng tiền sôi động.

Trong phiên chiều, một lần nữa VN-Index bật lên vượt qua mốc 1.040 điểm, song áp lực tại vùng giá cao nhanh chóng khiến chỉ số hạ độ cao. Dẫu vậy, so với phiên sáng, cầu đỡ giá hoạt động tích cực hơn và vẫn tập trung tại nhóm bluechips, nhờ đó VN-Index vẫn trụ khá vững quanh vùng giá cao này.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 8,18 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 205,32 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 7/3: VN-Index tăng 10,66 điểm (+1,04%), lên 1.037,84 điểm; HNX-Index tăng 0,94 điểm (+0,46%), lên 207,50 điểm; UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (+0,23%), lên 76,17 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall nhích lên trong phiên thứ Hai (6/3), khi giới đầu tư chuẩn bị cho một tuần bận rộn với nhiều thông tin kinh tế.

Phiên này, lợi suất trái phiếu tăng nhẹ, với kỳ hạn 10 năm trái phiếu chính phủ Mỹ tăng hơn 1 điểm cơ bản sau khi vượt mốc 4% ở nhiều thời điểm vào tuần trước. Đà tăng này làm tăng chi phí đi vay cho người tiêu dùng và có thể báo hiệu sự suy giảm niềm tin nhà đầu tư.

Nhà đầu tư đang chờ phiên điều trần của Chủ tịch Fed trước Quốc hội nước này vào ngày thứ Ba và thứ Tư.

Kết thúc phiên 6/3, chỉ số Dow Jones tăng 40,47 điểm (+0,12%), lên 33.431,44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,78 điểm (+0,07%), lên 4.048,42 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 13,27 điểm (-0,11%), xuống 11.675,74 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn giảm đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn trước cuộc điều trần trước Quốc hội của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào cuối ngày, báo cáo việc làm quan trọng của Mỹ vào thứ Sáu và quyết định lãi suất cuối cùng của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda trước khi nghỉ hưu trong tuần này đã cản trở đà tăng, các nhà phân tích cho biết.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,25% lên 28.309,16 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,42% lên 2.044,98 điểm.

Kazuo Kamitani, Chiến lược gia tại Nomura Securities, cho biết: “Cho đến thứ Hai, sau khi chúng tôi thấy phản ứng của thị trường đối với báo cáo việc làm của Mỹ, trọng tâm sẽ là lợi suất dài hạn của Mỹ”.

Sau khi tăng 4,5% trong tám phiên vừa qua, chỉ số Nikkei 225 “có vẻ hơi nặng nề ở ngưỡng điểm này,” Kamitani cho biết và kỳ vọng chỉ số này có thể giảm thấp hơn trong phần còn lại của tuần.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do dữ liệu thương mại cho thấy nhu cầu trong nước chậm chạp và làm giảm kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,11% xuống 3.285,10 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,46% xuống 4.048,85 điểm.

Chứng khoán Trung Quốc biến động trái chiều trong nửa đầu phiên giao dịch trước khi bị kéo xuống thấp hơn, do dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 giảm so với một năm trước đó. Nhập khẩu cũng giảm với tốc độ nhanh hơn, phản ánh sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu trong nước yếu.

Capital Economics cho biết lưu ý rằng khối lượng thương mại nhập khẩu làm lu mờ hy vọng về sự phục hồi kinh tế.

"Nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu nội địa trong năm nay", Zhiwei Zhang, Chủ tịch kiêm Nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management nhận định.

Phiên này, điểm sáng là cổ phiếu năng lượng của Trung Quốc tăng vọt, theo dõi giá dầu toàn cầu tăng sau khi các giám đốc điều hành ngành này bày tỏ lo ngại về nguồn cung dầu, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc tăng khi nền kinh tế phục hồi.

Chỉ số năng lượng tăng 1,4%, với CNOOC tăng 5,9%, China Petroleum & Chemical tăng 3,1% và PetroChina tăng 2,4%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm do chịu tác động từ dữ liệu xuất nhập khẩu của Đại lục, cũng như đà đi xuống của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,33% xuống 20.534,48 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,36% xuống 6.912,28 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ, khi các nhà sản xuất pin tăng giá, mặc dù sự thận trọng trước phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã hạn chế đà đi lên.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,73 điểm, tương đương 0,03% lên 2.463,35 điểm.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong cho biết, chênh lệch lãi suất với Mỹ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và đồng won yếu gần đây là do sức mạnh của đồng USD chứ không phải do tỷ giá nội địa được giữ trong tháng trước.

Nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 3,47%, với công ty mẹ LG Chem tăng 1,93% và các công ty cùng ngành Samsung SDI và SK Innovation lần lượt tăng 1,54% và 5,24%.

Kết thúc phiên 7/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 71,38 điểm (+0,25%), lên 28.309,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 36,93 điểm (-1,11%), xuống 3.285,10 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 68,71 (-0,33%), xuống 20.534,48 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,73 điểm (+0,03%), lên 2.463,35 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tín dụng khựng lại và nỗi lo nợ xấu

Các ngân hàng thừa vốn, song lại không thể cho vay. Điều này phản ánh “sức khỏe” của nhiều doanh nghiệp đang suy kiệt, đồng thời dấy lên cảnh báo cho các ngân hàng về rủi ro nợ xấu..>> Chi tiết

- Thị trường giảm, tin đồn tăng

Tin đồn nở rộ trong bối cảnh thị trường đi xuống, thanh khoản sụt giảm, giúp giá không ít cổ phiếu bật tăng, nhưng rồi nhanh chóng bị xả hàng…>> Chi tiết

- Cẩn trọng thanh khoản thấp dễ có những tín hiệu “giả”

Ở những lúc thanh khoản thấp, dân trader chuyên nghiệp không có gì để làm, lâu lâu họ tạo ra “bĩ cực” đó để anh em chứng sĩ ùa theo 1 chiều..>> Chi tiết

- Thiếu vốn tứ bề!

Một trong những chủ đề nóng nhất đang được bàn luận là thị trường trái phiếu với các cuộc thương thảo trả nợ hay tìm nguồn vốn mới để đảo nợ trái phiếu, bên cạnh khó khăn của doanh nghiệp trong huy động vốn cho các hoạt đầu tư trung và dài hạn..>> Chi tiết

- Các nhà kinh tế: Nga và Trung Quốc khó có thể "phi đô la hóa"

Các chuyên gia cho rằng những nỗ lực của Nga nhằm chống lại ưu thế của đồng USD khó có thể thành công, ngay cả khi đồng nhân dân tệ đang thách thức đồng bạc xanh để trở thành một đồng tiền dự trữ thay thế..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.184613tsop-gnoux-id-gnourt-iht-hnac-iob-gnort-or-on-nod-nit-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thị trường tài chính 24h: Tin đồn nở rộ trong bối cảnh thị trường đi xuống”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools