vĐồng tin tức tài chính 365

Tôi U40, bà nội vẫn chúc ăn ngon, học giỏi, nghe lời ba mẹ

2023-03-08 13:06
Tôi U40, bà nội vẫn chúc ăn ngon, học giỏi, nghe lời ba mẹ - Ảnh 1.

Bà nội tôi, hầu như chỉ sống cùng ký ức của những ngày xưa cũ - Ảnh do nhân vật cung cấp

"Con ăn cơm chưa?", "Tối về nhà bà ngủ nhé. Nhà mình ở đây con cứ về", chỉ có mỗi 2 câu hỏi, trong cuộc gặp chưa tới một tiếng tôi tranh thủ đi công tác ghé về, cứ cách vài phút, bà hỏi lại một lần. Lắm khi, bà hỏi nhiều đến mức, ai không đủ kiên nhẫn hay đang bận rộn cũng có thể nổi nóng với một người đã lẫn.

Những chuyện như ăn cơm chưa, ngủ chưa, tắm chưa, ai vừa đến chơi, hôm qua xảy ra những chuyện gì, bà không thể nhớ nổi dù chỉ một chút. Ai nói thế nào, bà biết như vậy. Tuy nhiên, những chuyện ngày xửa, ngày xưa, tôi nghịch gì, thích mua kẹo gì, thích ăn món gì, hay đòi, hay dỗi hờn, hay nói dối ra sao, bà tôi đều nhớ như in và kể một cách sống động những chi tiết, dù đã trôi qua hơn 30 năm rồi.

Có hôm, tôi đi làm về, bà giữ lại ăn cơm chiều, đòi "chạy ù ra chợ mua thịt nạc rim và rau muống luộc". Bà cứ khăng khăng khẳng định: "Bà ra chợ mua, một tẹo là xong, nồi đây, xoong đây, nấu ù một tí là có cơm ăn, vừa ngon, vừa sạch". Chân đau, lưng lại còng, bà chỉ đi quanh nhà, bán kính không quá 10 mét đổ lại là phải ngồi nghỉ. Thậm chí, từ khi chuyển chỗ ở vì để giải phóng mặt bằng, chợ mới giờ ở đâu, bà cũng không hề biết.

Tất cả những gì bà có thể nhớ là chợ Mơ ở đầu phố Minh Khai và giá đồ ăn, thức uống của 20 năm về trước. Miếng thịt, con cá, con gà, mớ rau, củ hành bao nhiêu, bà nói vanh vách.

Nhiều năm rồi không thể soi gương vì lưng còng, bà còn không nhớ được hình ảnh của chính mình ra sao. Bà cũng không thể nhớ nổi mình bao nhiêu tuổi. Ba tôi dặn bà: "Ai hỏi mẹ bao nhiêu tuổi rồi? Mẹ cứ bảo là một lít".

Tôi mở lại một số ảnh cưới của mình cách đây 2 năm. Bà ngồi một lúc vẫn không nhận ra mình là ai trong ảnh. Vừa xem ảnh cưới rời mắt, điểm lại quan viên hai họ gồm những ai, bà nội lại hỏi tôi khi nào mới cho bà "ăn cỗ".

Hôm sau, tôi bế theo đứa cháu gái, con của em họ bên ngoại sang chơi. Bà nội tôi cứ bế con bé, ôm ấp trìu mến, ngắm nghía rất lâu, rồi lại cười tủm tỉm, "trông giống mẹ nó nhể", ý bà là nó giống tôi. Thấy cụ bế chắt mà đôi mắt ngập tràn niềm hạnh phúc, một lời nói dối ngọt ngào chắc cũng không có vấn đề gì đâu.

Kể từ khi từng đứa con, từng đứa cháu trong nhà bắt đầu tách khỏi gia đình lớn, lập một gia đình nhỏ, đi xa xứ để sinh sống, học tập, làm ăn, đó cũng là lúc dòng ký ức của người lớn tuổi bắt đầu đứt gãy và mỏng dần, càng ngày càng mờ nhạt. Bởi con cháu ít xuất hiện trước mắt, ít tiếp xúc, ít nói chuyện, cập nhật về những gì đang diễn ra ngoài xã hội hơn, những người lớn tuổi, cụ thể là bà nội tôi, hầu như chỉ sống cùng ký ức của những ngày xưa cũ còn quây quần đông đủ. Đó là động lực và chỗ dựa tinh thần còn lại của người già nói chung.

Mỗi khi có dịp gia đình tụ họp như lễ tết, giỗ quả, bà nội rất vui, vui như một đứa trẻ, vui đến mức ngắm nhìn cả gia đình mà quên cả ăn uống. Chỉ cần có ai đó khơi lên một câu chuyện, một hình ảnh về những kỷ niệm cũ, bà như được mở cờ trong bụng.

Mọi điều đã qua như được thổi hồn để sống lại đến từng chi tiết nhỏ nhất, có cả màu sắc, âm thanh và cảm xúc trong từng lời kể. Thao thao một lúc, bà lại sợ tôi đói, lại quay sang hỏi: "Con ăn cơm chưa?".

Mỗi lần từ Nam ra Bắc công tác, tôi đều cố gắng ghé về bà chơi, dù được một hay hai tối cũng sẽ về. Bà có hỏi nhiều cách mấy, tôi vẫn vui vẻ trả lời. Tôi lục lại những bức ảnh cũ để bà xem với hi vọng lấp đầy những mảnh ký ức đã đứt gãy nhưng hình như không đủ để chống lại sức mạnh của thời gian.

Cuộc gọi video cũng là một liều thuốc tạm thời hiệu quả thời 4.0. Mọi người gọi về cho bà nhiều hơn để trò chuyện và nhìn thấy nhau. Đôi lúc, bà tôi bất giác gọi ba tôi là "thằng bé" một cách tự nhiên dù ba đã đầu hai thứ tóc. Đôi lúc lại hỏi tôi đi học có ngoan không dù đã bước sang U40. Kết thúc cuộc gọi, bà không quên dặn hai chị em tôi: "Ăn ngoan, học giỏi và nghe lời ba mẹ".

Sau cùng, dù cuộc sống có vất vả, nhiều đổi thay đến đâu, dù có nhớ nhớ, quên quên bất kỳ chuyện gì, trong ký ức ngày càng mờ nhạt của những người bà, người mẹ, những đứa con luôn bé bỏng, đáng yêu và cần được che chở. Đó là những gì quý giá nhất mà họ đã dành cả đời để gìn giữ, để yêu thương.

Nhân một ngày để tôn vinh những người phụ nữ, tôi lại nghĩ về bà nội mình nhiều hơn và rằng độ vài chục năm nữa, cũng nhanh thôi, ai rồi cũng sẽ già. Tất nhiên, không ai mong chuỗi ký ức của mình sẽ vụn vỡ dần như vậy. Muốn như thế, họ phải có đủ tình yêu thương, sự quây quần bên con cháu.

Làm nội tướng, đừng làm bà nội trợLàm nội tướng, đừng làm bà nội trợ

Phụ nữ hôm nay lấy chồng sẽ ở nhà chăm sóc gia đình, được không? Câu hỏi ngay lập tức nhận được những cái lắc đầu vì rằng "dù thế nào cũng cần phấn đấu học và làm, nuôi dưỡng sở thích cá nhân".

Xem thêm: mth.63083722180303202-em-ab-iol-ehgn-ioig-coh-nogn-na-cuhc-nav-ion-ab-04u-iot/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tôi U40, bà nội vẫn chúc ăn ngon, học giỏi, nghe lời ba mẹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools