Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Nadim Darwish ở Trường Khoa học phân tử và đời sống tại Đại học Curtin (Úc), cho biết nghiên cứu đã phát hiện ra các protein đột biến của vi rút được gắn và dính vào một số loại bề mặt.
"Vi rút corona có protein tăng đột biến ở ngoại vi cho phép chúng xâm nhập vào tế bào chủ và gây nhiễm trùng. Chúng tôi nhận thấy những protein này bị dính vào bề mặt silicon, vàng và đồng thông qua phản ứng hóa học mạnh tạo thành sự liên kết”, tiến sĩ Darwish giải thích.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những vật liệu này có thể được sử dụng để "bắt" vi rút corona bằng cách đưa vào trong các bộ lọc không khí, làm lớp phủ cho ghế, bàn, tường hoặc khăn lau và khẩu trang.
"Bắt giữ" vi rút corona theo cách này sẽ ngăn chúng tiếp cận và lây nhiễm cho nhiều người hơn.
Đồng tác giả, nghiên cứu sinh Essam Dief, cũng từ Trường Khoa học phân tử và đời sống, cho biết nghiên cứu cũng cho thấy vi rút corona có thể được phát hiện và tiêu diệt bằng xung điện.
“Chúng tôi đã phát hiện ra dòng điện có thể đi qua protein tăng đột biến và nhờ đó, protein này có thể được phát hiện bằng điện", Dief nói.
Trong tương lai, người ta có thể bôi dung dịch ở miệng hoặc mũi lên miếng gạc và thử nghiệm nó trong một thiết bị điện tử nhỏ để phát hiện các protein của vi rút.
Điều này sẽ cung cấp khả năng xét nghiệm COVID-19 tức thì, nhạy cảm hơn và chính xác hơn.
Bằng cách áp dụng xung điện, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy cấu trúc của gai protein bị thay đổi và ở cường độ nhất định của xung, protein bị phá hủy. Do đó, điện trường có khả năng vô hiệu hóa vi rút corona.
Nghiên cứu này về cơ bản cho phép hiểu rõ hơn về vi rút corona. Đồng thời giúp phát triển các công cụ chống lại sự lây truyền của vi rút corona trong hiện tại và tương lai.
TTO - "Ngay cả khi có vết xước rất lớn, loại thép này vẫn có khả năng tiêu diệt vi rút nhờ các hạt đồng ở bên trong", giáo sư Huang nêu ưu điểm của "thép diệt corona".
Xem thêm: mth.83981616180303202-anoroc-suriv-uig-tab-gnan-ahk-oc-gnod-av-gnav-nocilis/nv.ertiout