vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp nỗ lực tự cứu mình

2023-03-09 08:03

“Cạn máu”

Không bán được hàng, tồn kho lớn, các kênh huy động vốn (tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu) đồng loạt tắc nghẽn, trong khi áp lực thanh toán trái phiếu đến hạn ngày càng nóng dần đang là thực trạng tại nhiều doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp bất động sản. Một số doanh nghiệp phải bán bớt tài sản, chuyển nhượng dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40 - 50% giá trị hợp đồng) để có dòng tiền hoạt động.

Đơn cử, Tập đoàn Hưng Thịnh đang đẩy mạnh bán hàng tại dự án Melody Residences Linh Đàm (Hà Nội) với chính sách chiết khấu 36% cho những khách hàng trả trước 95% giá trị căn hộ. Theo đó, căn hộ 2 phòng ngủ có diện tích 74 m2, giá niêm yết 3,3 tỷ đồng sau chiết khấu còn 1,85 tỷ đồng (95%); căn hộ 3 phòng ngủ diện tích 95 m2, giá niêm yết 4,8 tỷ đồng, sau chiết khấu còn 2,7 tỷ đồng - mức giá khá hấp dẫn so với mặt bằng các dự án chung cư ở những vị trí tương đương.

Tuy vậy, nhiều người mua nhà vẫn e ngại, do đây là sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư đang rất cần tiền để giải quyết áp lực đáo hạn trái phiếu, liệu rồi đây có đủ nguồn lực tài chính để hoàn thiện dự án, bàn giao nhà đúng tiến độ hay không.

Hưng Thịnh cùng hơn hai chục doanh nghiệp bất động sản khác nằm trong danh sách 54 doanh nghiệp “khất nợ” trái phiếu, được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo mới đây.

Mới đây, Novaland cho biết đã đạt được thỏa thuận hoán đổi trái phiếu với đối tác Dallas Vietnam Gamma. Lô trái phiếu và chứng quyền này trị giá khoảng 4.620 tỷ đồng.

Đối mặt với khủng hoảng nợ, Công ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland) tìm nhiều phương thức tháo gỡ, trong đó có việc đàm phán với trái chủ.

Mới đây, Novaland cho biết đã đạt được thỏa thuận hoán đổi trái phiếu với đối tác Dallas Vietnam Gamma.

Theo thỏa thuận, nhà đầu tư sẽ nhận một phần vốn góp trong hai công ty thành viên của Novaland là Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành Nhơn và Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Mũi Né để đổi lấy việc hủy bỏ một số lượng trái phiếu và chứng quyền tương ứng. Các biện pháp bảo đảm liên quan đến trái phiếu và chứng quyền được hủy bỏ sẽ được giải chấp hoàn toàn. Lô trái phiếu và chứng quyền được hoán đổi này trị giá khoảng 4.620 tỷ đồng. Đây là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc nợ của Novaland.

Một nguồn tin tiết lộ, Novaland đang đàm phán hoán đổi trái phiếu sang cổ phiếu và bất động sản chưa xong thủ tục pháp lý. Nếu phương thức gạt nợ này được chấp thuận, cửa sáng dần mở ra và khủng hoảng nợ của Novaland sẽ được tháo gỡ.

Nhu cầu vốn lớn để tiếp tục triển khai nhiều dự án lớn, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) đã tìm kiếm đối tác góp vốn. Theo công bố thông tin mới đây của Sudico, Công ty Đức Trí (có vốn điều lệ 80 tỷ đồng) đã đồng ý góp 880 tỷ đồng vào Sudico. Công ty Đức Trí sẽ góp phần từng lần theo đề nghị của Sudico với thời hạn góp vốn hợp tác 12 tháng kể từ ngày chuyển vốn góp lần đầu tiên.

Công ty Đức Trí sẽ hưởng lợi ích việc góp vốn bằng lãi phát sinh từ vốn góp cộng với lợi ích tăng thêm. Trong đó, lãi phát sinh sẽ là lãi suất cho vay theo thông báo của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á tại từng thời kỳ và được thay đổi 3 tháng/lần, áp dụng suốt thời gian thực hiện hợp đồng; lợi ích tăng thêm được tính là 0,1% giá trị vốn thực góp/năm.

Sudico dùng tài sản để đảm bảo cho việc góp vốn là quyền và tài sản tại một số lô đất cao tầng có ký hiệu CT4, CT5, CT6, CT3 và các lô đất thấp tầng có kí hiệu TT121, TT122, TT123, TT124, TT45.

Không riêng khối doanh nghiệp bất động sản, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng đối mặt với khó khăn về thanh khoản. Dòng tiền như dòng máu của doanh nghiệp, nếu dòng máu cạn kiệt, không được lưu thông, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại, phát triển.

Nỗ lực cứu mình

Nếu như giai đoạn đầu của đại dịch, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam hưởng lợi từ nhu cầu xây sửa nhà tăng đột biến tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, châu Âu thì từ năm 2022 tới nay, sức mua của các thị trường này suy giảm mạnh dưới sức ép của lạm phát.

Ông Bùi Như Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kỹ nghệ gỗ Long Việt cho biết, đơn hàng xuất đi của Công ty rất chậm. Thị trường EU đã có dấu hiệu phục hồi nhưng còn chưa rõ nét. Để giảm hàng tồn kho, ông Việt cho biết, Công ty chủ động mở rộng sang các thị trường khác trong đó có Trung Đông. Tuy nhiên, thị trường này không lớn nên Công ty vẫn đang tiếp tục tìm cách khai thác.

Nhận định quý II/2023, thị trường xuất khẩu gỗ sẽ tốt hơn quý I, nhưng theo ông Việt, sản lượng xuất khẩu của Công ty có thể chỉ đạt được 60 - 65% so với thời điểm trước đại dịch Covid (năm 2019) và có thể phải chờ đến quý IV, tình hình mới khả quan hơn.

Để xoay xở với bài toán dòng tiền trong bối cảnh tiêu thụ gặp khó khăn, vốn vay ngân hàng gặp khó và lãi suất tăng cao, Công ty đã triển khai đồng thời nhiều giải pháp: Thứ nhất, giảm hàng tồn kho, thu tiền về, đồng thời đẩy mạnh thu hồi công nợ; thứ hai, rút ngắn quy trình sản xuất, giảm bán thành phẩm để giảm chi phí sản xuất; thứ ba, thương lượng với khách hàng để rút ngắn quá trình thanh toán.

Trong nỗ lực thoát ra khỏi tình trạng tê liệt hoạt động vì thiếu dòng tiền, mới đây, ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Egroup đã kêu gọi nhà đầu tư góp tiền hỗ trợ quá trình khôi phục hệ thống trung tâm dạy tiếng Anh Apax Leaders. Công ty lập riêng một tài khoản để nhận tiền ủng hộ. Số tiền đóng góp được lập thành hợp đồng cho vay với thời gian tối đa 13 tháng, lãi suất 8%/năm.

Theo Egroup, tính đến hết ngày 27/2/2023, đã có 700 nhà đầu tư tham gia với số tiền đóng góp 2 tỷ đồng. Công ty cho biết sẽ dùng tiền huy động này vào kế hoạch khôi phục các trung tâm, không dùng vào việc chi trả các khoản nợ cũ.

Ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân cũng là cách để họ có vốn linh động. Ông Trần Hoàng Hiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH NewGreenway - doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, rau sạch cho biết, tìm kiếm vốn thông qua các nhà đầu tư cá nhân, tìm kiếm các cơ hội hợp tác mở rộng thành viên trong công ty.

Cách làm này cũng đã được bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Công ty Quế hồi Vinasamex thực hiện. Một giải pháp khác doanh nghiệp đang triển khai là làm việc với các đối tác để có chính sách trả chậm, xoay vòng vốn. Lúc này, những đối tác chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng, họ có nguồn hàng ổn định, đảm bảo được chất lượng và hỗ trợ được tài chính cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Xoay xở tạo dòng tiền đang là ưu tiên số 1 của các doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Xem thêm: lmth.173613tsop-hnim-uuc-ut-cul-on-peihgn-hnaod/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Doanh nghiệp nỗ lực tự cứu mình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools