Chris Thorpe cho biết cô định lấy sạc dự phòng dùng để sạc điện thoại và máy tính bảng khi ra khỏi xe, nhưng do tay đang nhiều đồ, cô đành tạm để lại trong cabin. Vấn đề là sau đó, cô quên quay lại lấy.
Đến khi quay lại xe cùng chồng, họ mới phát hiện cục sạc dự phòng đang cháy âm ỉ, làm hỏng bọc ghế, dây đai an toàn và táp lô.
Thorpe cho biết hôm để quên sạc dự phòng trong xe là một “ngày rất nóng”. Dù không có thiết bị nào được cắm vào, nhưng cục sạc đã “ngồi” dưới ánh mặt trời quá lâu. Rõ ràng, “nhiệt độ cabin tăng lên, mặt trời chiếu vào sạc, và rồi… bùm”, Thorpe chia sẻ trong một nhóm cắm trại trên mạng xã hội. Ghế trước, dây an toàn và bảng điều khiển không còn lành lặn, ám đen ở khắp nơi.
“Nhìn rất tệ nhưng cũng may là mới chỉ đang cháy âm ỉ, chứ chưa bùng phát thành trận hỏa hoạn lớn”, cô cho biết thêm.
“Nhìn vào mặt tích cực thì chúng tôi vẫn ổn, xe vẫn ổn, vẫn đi được, tôi ngồi xuống hàng ghế sau và còn có bảo hiểm nữa. Cũng chỉ là một ‘đốm sáng’ trong chuyến phiêu lưu thôi”, Thorpe lạc quan.
Do chiếc xe vẫn di chuyển được, hai vợ chồng tiếp tục hành trình, nhưng họ muốn cảnh báo những người khác đừng mắc phải sai lầm tương tự.
Pin lithium-ion là loại pin sạc phổ biến nhất được sử dụng trong sạc dự phòng. Loại pin này có nhiều ưu điểm, nhưng cũng dễ cháy. Sở Cứu hỏa New South Wales của Úc cảnh báo pin có thể dễ dàng nóng lên và bắt lửa trong các tình huống như sạc quá lâu, sử dụng sai thiết bị sạc, để sạc tiếp xúc với nhiệt…
Cơ quan này cũng cho biết có một vài dấu hiệu cảnh báo pin gặp vấn đề như mùi hăng, vỏ pin biến màu, phồng rộp, có tiếng rít nhẹ, khói bốc lên. Nếu thiết bị hoặc pin bắt đầu bốc khói hoặc phát ra ngọn lửa, phải nhanh chóng sơ tán và gọi cứu hỏa ngay lập tức. Pin cháy dễ tạo ra khí độc, bùng lửa dữ dội và khó dập tắt.
Đội ngũ cứu hỏa tại Morris Township đã phải rất vất vả mới dập tắt được đám cháy chiếc Tesla Model S.
Xem thêm: mth.92504201180303202-aul-neb-ioh-ex-taht-ion-nibac-gnort-gnohp-ud-cas-neuq-ed/nv.ertiout