vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp cắt giảm lao động, Tp.HCM giải bài toán an sinh xã hội

2023-03-09 10:43

Thiếu đơn hàng, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất

Đầu tháng 3/2023, nhiều doanh nghiệp tại Tp.HCM phải giảm quy mô lao động, cho công nhân nghỉ luân phiên.

Trao đổi với Người Đưa Tin, đại diện Công ty TNHH R.L VN, chuyên sản xuất giày da ở Khu chế xuất Linh Trung II, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM cho biết, đơn hàng của doanh nghiệp chỉ còn 30% so với trước nên họ phải giảm hơn 2.000 lao động qua hình thức không tái ký hợp đồng lao động.

Từ cuối năm ngoái, công ty này bắt đầu gom chuyền, cho nghỉ những công đoạn không cần thiết. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán 2023 tình hình ngày càng tệ khi đơn hàng tiếp tục giảm sâu.

“Tất cả công nhân hết hợp đồng đều không được tái ký do nhu cầu sản xuất không còn. Những trường hợp này không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào. Hiện, công ty chỉ còn lao động có hợp đồng dài hạn nhưng chưa biết sắp tới ra sao", đại diện công đoàn công ty này nói.

Trước đó, một trong những doanh nghiệp có đông lao động nhất tại Tp.HCM là Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cũng phải thông báo cắt giảm nhân sự, hoặc giảm giờ làm của hàng ngàn công nhân vì khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ cuối năm 2022.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp cắt giảm lao động, Tp.HCM giải bài toán an sinh xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất do thiếu đơn hàng.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho hay, toàn ngành có hơn 2.000 doanh nghiệp với 1,5 triệu lao động.

Hiện, đơn hàng của toàn ngành vẫn giảm đến 30%. Do đó, để tiết giảm chi phí và phù hợp nhu cầu sản xuất, các nhà máy chắc chắn phải giảm lao động. Việc này sẽ khiến doanh nghiệp đối mặt tình trạng thiếu nhân công khi đơn hàng phục hồi.

Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM (HUBA) gửi UBND Tp.HCM ngày 3/3 đưa ra số liệu, 83% doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đang dừng ký hợp đồng lao động với số lượng lớn. Điều này xảy ra là bất thường so với các năm trước, lý do vì không có đơn hàng dự trữ.

Theo đó, các yếu tố khó khăn là thị trường bị thu hẹp (41,2%), hàng tồn kho nhiều (30,1%), giá nguyên liệu đầu vào tăng (17,6%), khó tiếp cận nguồn vốn (40%), lãi suất vay cao (43%), thủ tục vay vốn phức tạp và tốn nhiều thời gian (38,2%)…

Đáng chú ý, số doanh nghiệp có mức lương bình quân trên 10 triệu đồng/tháng giảm từ 80% của quý II/2022 xuống còn 65% trong quý I/2023.

“Do biến động trái phiếu và kiểm soát tín dụng chặt chẽ cho thấy nền kinh tế đang bị thiếu thanh khoản. Nhà đầu tư có dấu hiệu suy giảm niềm tin vào một số ngân hàng nên khả năng huy động vốn sụt giảm, nguồn vốn bị thu hẹp. Chính sách hỗ trợ lãi vay 2% ít khả thi, khó thực hiện vì doanh nghiệp lo ngại về thủ tục giấy tờ và thanh kiểm tra”, báo cáo của HUBA nêu nguyên nhân.

Dự báo nhiều khó khăn kinh tế xã hội

Ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Tp.HCM, thời điểm đầu năm 2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giảm do lao động về quê không quay lại thành phố.

Tuy nhiên, năm nay có thêm yếu tố ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, doanh nghiệp gặp một số khó khăn về đơn hàng nên thu hẹp quy mô sản xuất, giảm lao động. Chưa kể, tính đến hết tháng 1/2023, toàn Thành phố này có hơn 1.300 doanh nghiệp giải thể, phá sản, không còn hoạt động.

Tại cuộc họp về kinh tế - xã hội trên địa bàn Tp.HCM về 2 tháng đầu năm 2023, TS.Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.HCM, cho biết, sau Tết Nguyên đán 2023, nhiều doanh nghiệp sa thải diện rộng do bất an về kinh tế vĩ mô, chính trị, chuỗi cung ứng cắt giảm hàng hóa.

“Xu hướng này đang tạo gánh nặng an sinh cả về kinh tế và xã hội cho thành phố. Trong đà giảm kinh tế, nếu các vấn đề xã hội không được quan tâm sẽ dễ trở thành vấn đề an ninh trật tự, xã hội", ông Vũ nói.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi cho biết, để tháo gỡ các khó khăn kinh tế, một trong lĩnh vực thành phố ưu tiên giải quyết thời gian tới là bất động sản bởi tác động lan toả sẽ rất lớn.

Đối với người mất việc, ngừng việc, lãnh đạo thành phố đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương giới thiệu việc làm. Ông Mãi cho rằng, đây cũng là cơ hội để "biến nguy thành cơ" bằng cách đào tạo chuyển đổi nghề cho công nhân, nâng chất nguồn nhân lực cho các ngành mà thành phố đang định hướng phát triển.

Phân tích thêm với Người Đưa Tin, TS. Trần Thị Hồng Minh, chuyên gia kinh tế nhận định, rủi ro suy thoái toàn cầu năm 2023 đã gia tăng đáng kể khi tình hình thế giới có nhiều biến động kéo dài.

Vì thế, việc xử lý tác động đa chiều, đa tầng của các xu hướng này đối với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và lạm phát của Việt Nam sẽ đòi hỏi phải theo dõi các kịch bản, đồng thời thực hiện thận trọng, linh hoạt các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô.

“Khó khăn về đơn hàng xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của một bộ phận người lao động. Trong bối cảnh ấy, duy trì sự tham gia lao động, đồng thời tạo dựng kỹ năng để người lao động thích ứng với những ngành nghề, hoạt động kinh tế mới sẽ là một yêu cầu quan trọng, song không dễ thực hiện”, bà Minh đánh giá.

Xem thêm: lmth.518695a-ioh-ax-hnis-na-naot-iab-iaig-mch-pt-gnod-oal-maig-tac-peihgn-hnaod/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp cắt giảm lao động, Tp.HCM giải bài toán an sinh xã hội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools