Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 9/3 thông báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản trong quý IV/2022 thực tế chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 0,6% được báo cáo trước đó.
Nguyên nhân khiến động lực tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới giảm sút là do lạm phát leo thang tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng. Cụ thể, tiêu dùng tư nhân, động lực chính của tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, tăng 0,3%, thấp hơn so với mức 0,5% được công bố trước đó.
"Lương của tôi không tăng trong khi giá cả tăng khiến việc trang trải các chi phí sinh hoạt càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy tôi buộc phải thắt chặt chi tiêu hơn", Yuri Warashina, nhân viên văn phòng, chia sẻ.
Quang cảnh đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AP)
"Lương của chúng tôi gần như không thay đổi gì trong 30 năm qua trong khi giá hàng hóa tăng mạnh. Tôi nghĩ trong thời gian tới tỷ lệ người nghèo sẽ tăng lên nên chính phủ cần phải ban hành chính sách để kiềm chế đà tăng của lạm phát", bà Yoko Yamada, 52 tuổi, cho biết.
Trước tình hình này, ngân hàng trung ương Nhật Bản đang tính đến việc xem xét chính sách tiền tệ thắt chặt để đưa lạm phát về mức 2%.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang cân nhắc triển khai các biện pháp bổ sung nhằm giảm lạm phát.
Ngoài ra, Thủ tướng đang hối thúc doanh nghiệp nước này giúp người lao động chống chọi với chi phí sinh hoạt ngày càng cao bằng cách tăng lương.
VTV.vn - Nhật Bản là một đất nước phát triển, nhưng trong nhiều lĩnh vực vẫn tồn tại sự bất bình đẳng trong thu nhập bình quân giữa nam giới và nữ giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.44381639190303202-nab-tahn-et-hnik-gnourt-gnat-ned-gnouh-hna-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv