vĐồng tin tức tài chính 365

Tội phạm lấy thông tin của phụ huynh 'bị lừa con cấp cứu' từ đâu?

2023-03-10 18:01

Tại họp báo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn chiều 9/3, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP HCM, cho biết công an đã nhận tổng cộng 4 tin báo từ báo đài và 3 tố giác của người dân liên quan vụ lừa "con cấp cứu". Ngoài ra, hôm qua, huyện Củ Chi cũng ghi nhận 2 phụ huynh bị gọi điện lừa đảo nhưng nhờ được cảnh báo nên đã liên lạc với nhà trường tìm hiểu sự việc, không chuyển khoản cho kẻ xấu.

Hôm 4/3, Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận ba phụ huynh nhận được điện thoại từ người lạ báo tin "con cấp cứu" tại đây, cần chuyển tiền mổ gấp, đến nơi mới biết bị lừa đảo. Hai ngày sau, bệnh viện tiếp nhận 4 phụ huynh báo bị kẻ xấu thông tin "con nhập viện cấp cứu", đã chuyển khoản tổng cộng 240 triệu đồng. Tiếp đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng nhận 3 cuộc gọi của phụ huynh hỏi về việc con họ có hay không đang cấp cứu ở đây và phải chuyển tiền chữa trị?

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP HCM. Ảnh: Thu Hằng

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP HCM. Ảnh: Thu Hằng

Theo thượng tá Lê Mạnh Hà, thông tin học sinh và phụ huynh có thể lộ, lọt từ nhiều nguồn như do bộ phận bảo mật, nhân viên cơ quan hoặc cửa hàng thu thập thông tin và bán lại. Ví dụ, trường hợp đến cửa hàng làm thẻ khách hàng thân thiết cho học sinh, khu vui chơi, chỗ ăn uống, hay các trung tâm học tập. Còn tại trường học, cơ quan nhà nước, Sở Giáo dục và Đào tạo, việc sử dụng, quản lý thông tin có quy chế chặt chẽ, kiểm tra bảo mật nên không có khả năng bị lộ. "Kết quả cụ thể, công an sẽ làm rõ trong quá trình điều tra", ông Hà nói.

Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Hồ Tấn Minh cho biết, quá trình kiểm chứng nguồn tin, Sở nhận thấy các thông tin bị sử dụng để lừa đảo không đúng với thông tin đơn vị này quản lý. Ví dụ như học sinh học lớp 9, nhưng nhóm lừa đảo nói học sinh lớp 7; hoặc nói sai tên học sinh. Dù vậy, có phụ huynh vẫn tin và chuyển tiền theo yêu cầu. "Thực tế nhiều trường hợp sau khi chuyển tiền mới sực nhớ đến giáo viên chủ nhiệm và liên hệ thì biết con đang học ở trường", ông Minh nói.

Sở đặt khả năng mạng xã hội Zalo, Viber có thể là nguồn gây lộ lọt thông tin khi phụ huynh tham gia các nhóm để trao đổi.

Theo Công an TP HCM, tội phạm lừa đảo qua mạng hiện rất tinh vi, có khoảng 20 loại thủ đoạn khác nhau. Phòng An ninh mạng và Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao đã lập trang thông tin trên Facebook liên tục cảnh báo người dân. Trong các vụ lừa đảo "học sinh cấp cứu", nhóm này còn chia vai thầy cô, bác sĩ nói chuyện với phụ huynh để tăng độ tin cậy.

Hiện, Giám đốc Công an TP HCM đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp công an các quận huyện, TP Thủ Đức khẩn trương điều tra.

Thu Hằng

Xem thêm: lmth.8849754-uad-ut-uuc-pac-noc-aul-ib-hnyuh-uhp-auc-nit-gnoht-yal-mahp-iot/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tội phạm lấy thông tin của phụ huynh 'bị lừa con cấp cứu' từ đâu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools