vĐồng tin tức tài chính 365

Người Việt chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc từ thời Ngô Quyền hay Khúc Thừa Dụ?

2023-03-12 03:51
Người Việt chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc từ thời Ngô Quyền hay Khúc Thừa Dụ? - Ảnh 1.

GS.TSKH Vũ Minh Giang phát biểu tại tọa đàm ra mắt sách - Ảnh: T.ĐIỂU

Và đặc biệt là từ năm 906, khi nhà Đường phải trao cho Khúc Thừa Dụ chức Đồng bình trương sự, về hình thức vẫn là tiết độ sứ của nhà Đường nhưng đã được toàn quyền ở đây. Nhờ đó ông mới thực hiện chính sách độc lập, khoan thư sức dân.

GS.TSKH Vũ Minh Giang - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online bên lề tọa đàm ra mắt cuốn sách Công cuộc trung hưng đất nước của họ Khúc cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X trong lịch sử dân tộc Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 11-3 tại Hà Nội.

Khúc Thừa Dụ hay Ngô Quyền

Ông Giang nói giành lại độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc là một kỳ tích, nhưng càng ngày giới sử học càng nhận thức sâu sắc rằng kỳ tích không phải là kết quả của một trận đánh, một chiến dịch, mà là một quá trình.

Nhận thức mới từ những bài nghiên cứu gần đây, được tập hợp trong cuốn sách do TS Khúc Minh Tuấn chủ biên ra mắt hôm nay cho thấy: giai đoạn 1 của quá trình giành độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta chính là giai đoạn của chính quyền họ Khúc với ba đời, kéo dài 30 năm mà người đời sau gọi là thời Tam Khúc chúa.

Đấy là giai đoạn các chúa họ Khúc phát huy cao nhất trí tuệ, sự mềm dẻo, để chúng ta có được chính quyền độc lập thực sự trước, tránh phải đối đầu với quân chính quyền đô hộ phương Bắc đem quân đến đàn áp ngay.

Để nhà Khúc có 30 năm xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. Trong 30 năm ấy, họ làm hồi sinh đất nước bằng khoan thư sức dân, trở về lối sống người Việt.

Khi đã tích đủ về lượng, tạo ra được thế mạnh cho mình rồi, thì quân Nam Hán đưa quân vào nước ta đầu những năm 930, chúng ta đã có cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chứ không còn là cuộc vùng dậy giành chính quyền nữa.

Người Việt chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc từ thời Ngô Quyền hay Khúc Thừa Dụ? - Ảnh 2.

Sách 'Công cuộc trung hưng đất nước của họ Khúc cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X trong lịch sử dân tộc Việt Nam' - Ảnh: T.ĐIỂU

Tránh tư duy lập ông này bỏ ông kia

Khẳng định vai trò của chính quyền họ Khúc với việc kết thúc hơn ngàn năm Bắc thuộc của dân tộc, nhưng ông Giang cũng nói mốc 938 là rất quan trọng, để khẳng định là chúng ta giữ được độc lập đã xây dựng được từ hơn 30 năm trước.

Khi Ngô Quyền giành độc lập rồi thì cũng còn phải mất 30 năm nữa để xây dựng nền tảng cho một quốc gia thống nhất. Vì ngay khi Ngô Quyền mất năm 944 là xảy ra loạn 12 sứ quân. 

Phải đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh mới lại thống nhất được đất nước, xây dựng quốc gia mang tên Đại Cồ Việt, đất nước có quốc hiệu, niên hiệu, nền ngoại giao, có cương vực…

Như vậy, phải mất hơn 60 năm từ 905 với chính quyền họ Khúc đến 968 của nhà Đinh, chúng ta mới có một nền độc lập hoàn chỉnh để từ đó lập ra một thời đại gọi là văn minh Đại Việt.

Ông Giang kết luận: chấm dứt Bắc thuộc là một quá trình dài và họ Khúc chính là giai đoạn đầu của quá trình này, chứ không nên chỉ coi trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là cái mốc duy nhất.

Nhưng ông cũng lưu ý "không lập ông này bỏ ông kia", không vì ghi nhận đúng vai trò nhà Khúc mà hạ bớt vai trò của trận Bạch Đằng của nhà Ngô.

"Nhận thức lịch sử mới là mỗi người có chức năng, vai trò của họ", ông Giang nói.

Những dòng sông cổ vật - kỳ 1: Chiến trận Bạch Đằng dưới sông Lục ĐầuNhững dòng sông cổ vật - kỳ 1: Chiến trận Bạch Đằng dưới sông Lục Đầu

TTO - Hàng loạt cổ vật được phát hiện dưới đáy các con sông trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam được đánh giá là hiện tượng văn hóa đặc biệt, giúp giải mã những sự kiện lịch sử - văn hóa của đất nước.

Xem thêm: mth.5141020211303202-ud-auht-cuhk-yah-neyuq-ogn-ioht-ut-couht-cab-man-000-1-noh-tud-mahc-teiv-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người Việt chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc từ thời Ngô Quyền hay Khúc Thừa Dụ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools