vĐồng tin tức tài chính 365

Tổ chức đưa ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản hợp pháp

2020-12-17 14:09

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện chính sách, hiệp định để đưa ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản hợp pháp.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), hiện nay trữ lượng nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ Việt Nam có dấu hiệu suy giảm. Vì vậy, nếu tận dụng tốt thỏa thuận với các nước, Việt Nam có thể đưa tàu cá của các doanh nghiệp, hợp tác xã ra nước ngoài khai thác hải sản hợp pháp, giảm bớt áp lực lên trữ lượng khai thác trong nước, đa dạng hóa sản phẩm đánh bắt và hạn chế tình trạng ngư dân đánh bắt trái phép ở vùng biển nước bạn.

“Vấn đề còn lại chính là sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách, hiệp định hợp tác… để làm căn cứ triển khai thực hiện” – ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT nhấn mạnh.

Những thị trường cho nhiều cơ hợp tác khai thác

Theo Tổng cục Thủy sản, Brunei là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, có nguồn lợi dồi dào, đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao. Trong cơ chế chính sách, Brunei ưu đãi cho các đối tác nước ngoài nên sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến, đàm phán ký kết thỏa thuận khai thác.

Papua New Guinea (Châu Đại Dương) có vùng đặc quyền kinh tế hơn 2 triệu km2, nguồn lợi hải sản phong phú, dồi dào, đặc biệt là hải sâm và cá ngừ. Kết quả đàm phán hợp tác giữa nước ta với Papua New Guinea diễn ra vào tháng 5.2016 diễn ra thuận lợi. Phía nước bạn mong muốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư hợp tác khai thác hải sản.

Microsenia là quốc đảo nằm ở Thái Bình Dương, có vùng đặc quyền kinh tế 2,9 triệu km2, nổi tiếng với nguồn lợi cá ngừ đại dương. Các loại thủy sản ở tầng đáy cũng rất phong phú. Trên cơ sở thỏa thuận và tuyên bố chung giữa Việt Nam - Microsenia, doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để hợp tác khai thác.

Việt Nam đang nỗ lực đàm phán để đưa ngư dân đi khai thác hải sản hợp pháp ở nước ngoài. Ảnh: TCTS
Việt Nam đang nỗ lực đàm phán để đưa ngư dân đi khai thác hải sản hợp pháp ở nước ngoài. Ảnh: TCTS

Những điển hình thành công cần nhân rộng

Ông Võ Minh Hùng - Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Hoàng Kim Việt Group tại TPHCM, cho biết: “Hiện công ty đã được chính quyền Solomon và Vanuatu cấp giấy phép kinh doanh và lập công ty hoạt động lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản. Cụ thể cuối năm 2019, công ty đã hợp tác với các chủ tàu có kinh nghiệm đánh bắt tại Việt Nam để đưa chín tàu cá đi khai thác viễn dương.

Để những chiếc tàu cá của Việt Nam đánh bắt hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, cơ quan đăng kiểm nước sở tại đã đến Việt Nam để kiểm tra thực địa tình trạng các con tàu trước khi thực hiện hoạt động khai thác viễn dương. Đây là bước ngoặt có ý nghĩa đối với ngành thủy sản Việt Nam.

"Sau khi kiểm tra, đánh giá toàn diện đội tàu cá, cơ quan đăng kiểm Solomon sẽ tiếp tục làm việc với Tổng cục Thủy sản Việt Nam để hoàn tất thủ tục cấp phép cho các tàu cá này được phép "xuất ngoại" khai thác thủy sản hợp pháp" - ông Hùng cho hay.

Ngư trường các quần đảo nam Thái Bình Dương như Solomon, Vanuatu… có vùng biển rất rộng, trữ lượng hải sản lớn nhưng ngư cụ đánh bắt của dân bản địa còn thô sơ nên đây là cơ hội tốt để tàu thuyền trong nước mở rộng ra bên ngoài và cũng là điển hình tiêu biểu mở ra hướng đi cho ngư dân Việt Nam khai thác hải sản hợp pháp ở nước ngoài.

Để tham gia đánh bắt hải sản ở vùng biển các nước, ngư dân sẽ phải tổ chức mô hình đánh bắt, đầu tư đóng mới tàu cá hiện đại và tuân thủ chặt chẽ quy định của các nước sở tại.

Xem thêm: odl.770368-pahp-poh-nas-iah-caht-iahk-iaogn-coun-ar-nad-ugn-aud-cuhc-ot/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tổ chức đưa ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản hợp pháp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools