vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Các thông tin xấu dường như đã được phản ánh vào giá

2023-03-14 04:55

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 13/3 tăng 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày đã giảm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,30 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 37,2 USD lên 1.868,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng vọt lên 1.890 USD, nhưng đã hạ nhiệt về gần 1.880 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,22 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.639 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.400 – 23.740 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm tăng lên trên 20.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã tăng khá mạnh lên trên 22.600 USD và đảo chiều giảm nhẹ về gần 22.100 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,37 USD (-1,79%), xuống 75,31 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,40 USD (-1,69%), xuống 81,37 USD/thùng.

VN-Index giảm không đáng kể

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) dường như không có tác động lây lan đến thị trường Việt Nam, khi chỉ số VN-Index từ mức giảm nhẹ đầu phiên đã đảo chiều nhích nhẹ.

Tuy nhiên, tâm lý lưỡng lự giữa bên mua và bên bán khiến VN-Index khó tiến xa và giao dịch gần như chỉ đi ngang quanh tham chiếu trong suốt phần còn lại cả phiên.

Điểm tích cực chính là chỉ số chung tiếp tục trụ vững trên ngưỡng kháng cự mạnh 1.050 điểm với thanh khoản tăng vọt, lên mức cao nhất trong hơn nửa tháng qua (kể từ 23/2), vượt xa mức 10.000 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 33,95 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 855,64 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/3: VN-Index giảm nhẹ 0,2 điểm (-0,02%) xuống 1.052,8 điểm; HNX-Index giảm 2,01 điểm (-0,97%) xuống 205,85 điểm; UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,52%) xuống 76,38 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm trong phiên thứ Sáu (10/3), do chịu tác động từ việc Silicon Valley Bank đóng cửa vì thua lỗ trong danh mục đầu tư trái phiếu.

Cổ phiếu các ngân hàng khu vực sụt giảm sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank, với quỹ ETF SPDR S&P Regional Banking giảm gần 4,4%. Từ đầu tuần đến nay, quỹ ngân hàng khu vực lao dốc 16%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020 khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Trong tuần, Dow Jones giảm 4.44%, S&P 500 mất 4,5%, còn Nasdaq Composite giảm 4,71%.

Kết thúc phiên 10/3, chỉ số Dow Jones giảm 345,22 điểm (-1,07%), xuống 31.909,64 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 56,73 điểm (-1,45%), xuống 3.861,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 199,47 điểm (-1,76%), xuống 11.138,89 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, dẫn đầu là cổ phiếu các ngân hàng khi các nhà đầu tư lo ngại về khả năng sụp đổ dây chuyền sau khi Silicon Valley Bank (SVB) vỡ nợ vào tuần trước.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,11% xuống 27.832,96 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,5% xuống 2.000,99 điểm.

Ngân hàng là ngành có diễn biến kém nhất trong 33 nhóm ngành, giảm 4,01%. Theo sau là bảo hiểm và chứng khoán, lần lượt giảm 3,66% và 2,82%.

Người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản đã cố gắng xoa dịu lo ngại về sự sụp đổ của SVB, nói rằng ông không thấy nó ảnh hưởng đến những người cho vay của Nhật Bản.

Các nhà sản xuất thiết bị vận tải giảm 2,34% khi đồng yên đẩy lên mức cao nhất trong một tháng so với đồng USD.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, với ngành viễn thông, dầu mỏ và hóa dầu dẫn đầu mức tăng và tác động tích cực từ việc Chính phủ Mỹ can thiệp để hạn chế hậu quả từ sự sụp đổ của SVB.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,2% lên 3.268,70 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,05% lên 4.008,69 điểm,

Pang Xichun, giám đốc nghiên cứu của Nanjing RiskHunt Investment Management Co, cho biết: “Động thái của các nhà quản lý Mỹ đã ngăn chặn sự lây lan của tâm lý bi quan giữa những người gửi tiền trong ngắn hạn, mang lại niềm tin cho thị trường và ngăn chặn tình trạng rút tiền tại ngân hàng”.

Một số công ty có trụ sở tại Trung Quốc cho biết họ có ít tiếp xúc với SVB, với Broncus Holding Corporation tăng 4% trong khi CStone Pharmaceuticals giảm 2,2%.

Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải, liên doanh với SVB, giảm 1,3% ngay cả sau khi liên doanh này cho biết họ có cơ cấu doanh nghiệp lành mạnh và bảng cân đối kế toán hoạt động độc lập.

Hỗ trợ thêm cho tâm lý thị trường, Trung Quốc đã báo cáo mức tăng trưởng tín dụng mạnh bất ngờ trong tháng 2, với nguồn cung tiền mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong gần 7 năm, khi Bắc Kinh tìm cách hỗ trợ sự phục hồi kinh tế trong bối cảnh rủi ro toàn cầu gia tăng.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, trong bối cảnh quan điểm lạc quan về thu nhập của các công ty công nghệ Trung Quốc, làm lu mờ những lo ngại về sự đà giảm của hơn 10 công ty công nghệ sinh học Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,95% lên 19.695,97 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,24% lên 6.590,23 điểm.

Cổ phiếu Tencent tăng 4,8%, trong khi Tập đoàn Alibaba tăng 2,6%. Công ty bảo hiểm AIA Group tăng 3% và China Mobile tăng 4,8%.

BeiGene giảm 0,3%, sau khi giảm tới 2,4% trước đó. Công ty cho biết họ có 3,9%, tương đương khoảng 175 triệu USD, trong số 4,5 tỷ USD tiền mặt bị khóa trong SVB. Các công ty khác bao gồm Zai Lab, Sirnaomics, MobVista và Noah Holdings đã báo cáo một số rủi ro trong vụ vỡ nợ trái phiếu của SVB.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi sự sụp đổ của SVB có trụ sở tại Mỹ làm tăng hy vọng về việc Fed thắt chặt tiền tệ chậm lại.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 16,01 điểm, tương đương 0,67& lên 2.410,60 điểm.

Bộ tài chính và ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ thị trường tài chính và cam kết sẽ thực hiện các biện pháp ổn định thị trường nếu cần.

“Thị trường bình tĩnh trở lại sau các biện pháp chủ động của chính quyền Mỹ nhằm ngăn chặn mối lo ngại về SVB lan rộng, đồng thời thị trường cũng được thúc đẩy bởi nhận thức rằng việc thắt chặt chính sách của Fed đã đạt đến giới hạn,” Seo Jung-hun, nhà phân tích tại Samsung Securities, cho biết.

Kết thúc phiên 13/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 311,01 điểm (-1,11%), xuống 27.832,96 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 38,62 điểm (+1,20%), lên 3.268,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 376,05 điểm (+1,95%), lên 19.695,97 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 16,01 điểm (+0,67%), lên 2.410,60 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận, nợ xấu làm nóng mùa đại hội đồng cổ đông

Mùa đại hội đồng cổ đông ngân hàng sẽ chính thức diễn ra từ giữa tuần này. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, rủi ro gia tăng, câu chuyện lợi nhuận, nợ xấu, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng bất động sản… được cổ đông hết sức quan tâm..>> Chi tiết

- Sau giải pháp tình thế…

Việc Nghị định 08/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 về phát hành trái phiếu riêng lẻ được ban hành và có hiệu lực ngay trong ngày Chủ nhật 5/3 được giới đầu tư trao đổi thảo luận rôm rả sau đó..>> Chi tiết

- Nhận diện những cổ phiếu tạo nền cứng

VN-Index gần đây tăng giảm đan xen, không có hiện tượng bán tháo, cho thấy các thông tin xấu dường như đã được phản ánh vào giá..>> Chi tiết

- Bong bóng được bơm trong thập kỷ qua đang có dấu hiệu nổ tung

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) là kết quả tự nhiên của bong bóng được bơm vào thị trường trong thập kỷ qua và cuối cùng đã đổ vỡ. Giờ đây, khi một môi trường lãi suất cao đang đến, sự hỗn loạn này được dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.858613tsop-aig-oav-hna-nahp-coud-ad-uhn-gnoud-uax-nit-gnoht-cac-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thị trường tài chính 24h: Các thông tin xấu dường như đã được phản ánh vào giá”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools